7 dấu hiệu cho thấy bạn chưa thực sự phục hồi sau sang chấn tâm lý

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong suốt cuộc đời, chúng ta có thể gặp được những sự kiện đau khổ gây chấn thương tâm lý, để lại cho chúng ta những vết thương lòng. Thay vì chữa lành những tổn thương, nhiều người sẽ lựa chọn trốn tránh phải đối mặt với chúng, để lại những chấn thương không được điều trị, được gọi là những chấn thương chưa lành (Unhealed Trauma) hay chấn thương chưa được giải quyết (Unresolved Trauma).

 

Bạn có đang có những chấn thương chưa lành không?

Bạn có đang có những chấn thương chưa lành không?

 

Chấn thương chưa được giải quyết là gì?

   Những sự kiện gây sang chấn là những sự kiện hoặc trải nghiệm đau buồn có khả năng tổn hại về mặt cảm xúc, tâm lý và thể chất của một người, gây ảnh hưởng đến khả năng ứng phó và hoạt động của họ. Một số ví dụ về các sự kiện gây sang chấn là tai nạn, lạm dụng, bị bạo hành, mất người thân,...

   Phản ứng sang chấn có thể được nhận thấy ngay sau khi sự kiện gây sang chấn xảy ra hoặc có thể kéo dài đến vài tháng đầu tiên. Nạn nhân của chấn thương đã tự bảo vệ bản thân mình khỏi các nỗi đau bằng cách kìm nén và trốn tránh những cảm xúc phiền não và cố gắng vượt qua những tổn thương bằng cách đè chúng sâu trong đáy lòng. Tuy nhiên, những vết thương bị chôn vùi không hề biến mất mà vẫn tồn tại và phát triển âm ỉ, cuối cùng bùng phát một cách mãnh liệt và bất ngờ.

   Những chấn thương chưa được giải quyết này như một căn bệnh vô hình. Trong mắt người khác, bạn đang rất ổn và dường như đã vượt được qua nỗi đau nhưng trên thực tế, bạn vẫn đang mắc kẹt trong chấn thương, phải đấu tranh với các triệu chứng cả về thể chất và cảm xúc. Điều này khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị suy giảm rất nhiều.

 

Dấu hiệu của những chấn thương chưa lành

Dấu hiệu của những chấn thương chưa lành có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người, phổ biến nhất là:

Cảm thấy tức giận và xấu hổ

   Đây là một trong những dấu hiệu chính cho thấy bạn chưa hồi phục sau chấn thương. Nhiều nạn nhân của bạo lực và lạm dụng có xu hướng cảm thấy xấu hổ và tức giận với chính bản thân mình, họ có xu hướng tự chịu trách nhiệm với những gì diễn ra với họ. Họ cảm thấy rằng đáng lẽ ra mình phải mạnh mẽ hơn để ngăn chặn những sự kiện ấy diễn ra. Điều này thường khiến họ thường có hành động tự hủy hoại bản thân.

    Những người sống sót sau một biến cố cũng có thể cảm thấy xấu hổ và tội lỗi do tâm lý Survivor’s guilt (tạm dịch: Cảm giác tội lỗi của người sống sót). Đây là tình trạng người sống sót sau một biến cố (như tai nạn, thiên tai,..) cảm thấy tội lỗi và áy náy vì mình còn tồn tại khi những người khác đã mất mạng. Họ cảm thấy mình phải có trách nhiệm với những người ra đi, dù chính họ cũng là nạn nhân của biến cố. 

 

Thường xuyên tức giận, xấu hổ cho thấy bạn chưa phục hồi sau chấn thương.

Thường xuyên tức giận, xấu hổ cho thấy bạn chưa phục hồi sau chấn thương.

 

Luôn cảnh giác với những gì diễn ra xung quanh

   Tăng cường cảnh giác trong hầu hết thời gian là một trong những hậu quả cho thấy những chấn thương tâm lý của bạn chưa được điều trị phù hợp. Nguyên nhân gây ra sự cảnh giác này do chấn thương đã tác động đến hệ thần kinh và kích hoạt chế độ chiến đấu hoặc bỏ chạy (Fight or flight). Điều này khiến cho bộ não của bạn luôn tỉnh táo và tìm kiếm những mối nguy hiểm không tồn tại, giống như luôn có một hệ thống báo động hoạt động hết công suất. Và hệ quả là ngay cả khi đang rất an toàn nhưng bạn vẫn cảm thấy nguy hiểm rình rập xung quanh mình, bạn cảm thấy mình rất có thể sẽ gặp phải chấn thương thêm một lần nữa.

   Ví dụ: Khi bạn chấn thương tâm lý do bị phản bội tình cảm, bạn rất dễ sẽ bật chế độ cảnh giác với những mối tình tiếp theo. Bạn nghĩ rằng sớm muộn gì người này cũng sẽ phản bội bạn như mối tình trước đó, bạn kiểm tra điện thoại, máy tính hoặc thậm chí theo dõi họ để tìm kiếm bằng chứng phản bội.

Lòng tự trọng thấp và luôn cảm thấy bản thân mình vô dụng

   Không vượt qua được những chấn thương trong tinh thần khiến bạn cảm thấy mình như một người vô dụng, cảm giác tuyệt vọng, bất lực cứ dày vò bạn và làm suy giảm lòng tự trọng. Lòng tự trọng thấp là việc bạn luôn đánh giá thấp giá trị của bản thân bạn, hình ảnh của bản thân và năng lực của mình.

   Lòng tự trọng thấp cũng khiến bạn có xu hướng làm hài lòng người khác. Họ không coi trọng mong muốn, suy nghĩ của bản thân mình. Họ sẵn sàng bỏ qua nhu cầu và mong muốn của mình để làm hài lòng người khác. Họ cảm thấy tội lỗi khi phải nói “không”. Đây là một điều vô cùng nguy hiểm, khiến họ rất dễ bị tổn thương lần nữa.

Rối loạn giấc ngủ hoặc gặp ác mộng

   Rất nhiều người bị chấn thương tâm lý thì thấy tần suất và mức độ nghiêm trọng của của những rối loạn giấc ngủ hoặc ác mộng tăng lên. Nguyên nhân bởi các sang chấn tâm lý như chấn thương thời thơ ấu,... khiến chúng ta dễ bị lo lắng hoặc căng thẳng hơn, đồng thời khiến thần kinh của chúng ta ở trạng thái kích thích, từ đó dẫn đến rối loạn giấc ngủ hoặc gặp ác mộng.

Rối loạn ăn uống

   Trải qua chấn thương thường dẫn đến cảm giác bất lực. Một số người bị chấn thương đã có hành vi ăn uống không điều độ để lấy lại cảm giác trong cuộc sống, khiến họ dễ mắc phải chứng cuồng ăn hoặc rối loạn ăn uống vô độ.

   Tuy nhiên, ngược lại, một số trường hợp khác thì người bị chấn thương tâm lý lại bị chán ăn tâm thần, đặc trưng bởi tình trạng tự bỏ đói, không muốn ăn và dẫn đến tình trạng sụt cân.

   Rối loạn ăn uống là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn chưa hoàn toàn hồi phục sau chấn thương.

Hành vi tự làm hại bản thân.

   Để đối phó với sự tức giận, thất vọng về bản thân và những nỗi đau tinh thần không thể giải tỏa, nhiều người đã có những hành vi tự làm hại bản thân, như giật tóc, cào, cấu tay chân, rạch tay,...

   Hành vi tự hại được xem là có thể giúp họ mang lại cảm giác bình tĩnh, thoải mái và được xoa dịu trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng kéo sau đó là cảm giác xấu hổ, tội lỗi và đau đớn.

 

Nhiều người có hành vi tự hại để xoa dịu cảm xúc.

Nhiều người có hành vi tự hại để xoa dịu cảm xúc.

 

Lạm dụng chất gây nghiện

   Nhiều người sẽ tìm đến các chất gây nghiện để xoa dịu những tổn thương chưa lành trong tâm hồn. Những chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá có thể xoa dịu những cảm xúc tiêu cực bằng cách làm  “tê liệt” nỗi đau. Tuy nhiên, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có thể làm giảm các triệu chứng một cách tạm thời nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn những triệu chứng đó.

Các vấn đề về thể chất

Dấu hiệu của những chấn thương tâm lý chưa lành trong một số trường hợp lại được thể hiện trên các vấn đề về thể chất, như:

  • Đau ngực.
  • Mất ngủ.
  • Vấn đề về tiêu hóa.
  • Đau cơ xương khớp.
  • Chứng đau nửa đầu.
  • Dị ứng.
  • Tăng huyết áp.

 

5 chiến lược để đối phó với tổn thương chưa được giải quyết

Thừa nhận và chấp nhận cảm xúc của bạn.

   Một trong những điều tốt nhất bạn nên làm khi có những chấn thương chưa được giải quyết là chấp nhận những gì đã xảy ra với mình, thừa nhận những cảm xúc của mình. Một khi bạn thừa nhận những gì bạn đã trải qua, bạn sẽ cố gắng vượt qua nó.

   Để làm được điều này, bạn nên tham khảo phương pháp viết nhật ký - hãy ghi lại những gì đã xảy ra và những cảm xúc đang cuộn trào trong bạn. Phương pháp này sẽ giúp bạn bình tĩnh thấu hiểu cảm xúc của mình.

Thực hành chánh niệm hoặc thiền định.

   Một phương pháp khác giúp chữa lành những tổn thương tinh thần là chánh niệm. Đây là cách sống tập trung vào những khoảnh khắc đang diễn ra hiện tại. Chánh niệm gồm 2 nguyên tắc: Hiện hữu và chấp nhận.

   Hiện hữu có nghĩa là bạn đưa nhận thức quay về hiện tại, bạn không cần làm gì hơn những việc bạn đang làm cả. Chấp nhận tức bạn chấp nhận tất cả những gì đang diễn ra mà không phán xét, không xua đuổi hay tích cực - tiêu cực hóa vấn đề. Đây là phương pháp vô cùng hữu ích để giảm căng thẳng.

 

Thiền và chánh niệm là phương pháp tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng.

Thiền và chánh niệm là phương pháp tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng.

 

Hãy nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy quá sức.

   Khi bạn đang phải đối mặt với những tổn thương chưa được giải quyết và đang cố gắng chữa lành nó, đôi khi bạn cảm thấy bản thân mình mệt mỏi hơn bình thường.

   Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là tự chăm sóc bản thân. Cố gắng nghỉ ngơi bất cứ khi nào bạn cảm thấy kiệt sức để có thể nạp lại năng lượng và bắt đầu lại với suy nghĩ tích cực.

Hãy chăm sóc bản thân.

   Tự chăm sóc bản thân không chỉ là cơ chế ứng phó lành mạnh của bạn mà còn có thể mang lại cho bạn cảm giác an toàn. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện cả sức khỏe tinh thần và thể chất, bạn nên:

  • Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Hãy nghỉ ngơi bất cứ khi nào mọi thứ cảm thấy quá sức.
  • Làm những điều mà bạn yêu thích như tắm nước nóng, nghe nhạc,...

Điều trị tâm lý

   Khi những chấn thương tâm lý đã kéo dài quá lâu và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn thì tốt hơn hết bạn hãy đi trị liệu tâm lý. Một số liệu pháp để trị liệu cho những chấn thương chưa lành là:

  • Giải mẫn cảm và tái xử lý chuyển động mắt (EMDR).
  • Trị liệu tâm động học: Tập trung vào nguyên nhân sâu xa của đau khổ về tâm lý và cảm xúc thông qua việc tự suy ngẫm và tự kiểm tra.
  • Liệu pháp tiếp xúc kéo dài.

   Trên đây là một số thông tin về những chấn thương chưa lành. Nếu bạn đã trải qua một sự việc đau thương, điều quan trọng là phải giải quyết nó và thực hiện các bước chữa lành để tránh cho những chấn thương này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một số khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: sang chấn tâm lý

Bài viết liên quan

Sang chấn tâm lý gây ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ của bạn?

Sang chấn tâm lý  là một phản ứng cảm xúc của con người trước một sự kiện gây sang chấn. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bệnh nhân.

Sang chấn tâm lý sau thiên tai

Vừa qua, cơn bão số 3 Yagi đã đi qua các tỉnh miền Bắc và để lại nhiều thiệt hại về người và của. Những thiệt hại về mặt kinh tế có thể đo lường được, nhưng những nỗi đau về mặt tâm lý và sức khỏe tâm thần cho người dân bị ảnh hưởng là không thể đong đếm.

Những phản ứng tâm lý thường gặp sau sang chấn

Để phục hồi sau sang chấn, bước đầu tiên mà bạn cần làm là nhận biết những phản ứng tâm lý mình gặp phải sau sự kiện gây sang chấn. Dưới đây là một số phản ứng tâm lý thường gặp, mời bạn theo dõi!

Sang chấn tâm lý: Làm gì để vượt qua?

Các biến cố trong cuộc sống như mất người thân, mắc bệnh hiểm nghèo, bị phản bội trong hôn nhân…. đôi khi làm chúng ta sốc, sang chấn tâm lý. Nếu không biết cách vượt qua nó, bạn sẽ dễ gặp các vấn đề tâm lý...

Liệu pháp sang chấn là gì?

Sang chấn tâm lý là một tình trạng không hiếm gặp và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Sau một sự kiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng theo hướng tiêu cực, mỗi người lại có phản ứng khác nhau.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi