Làm thế nào để sống chung với rối loạn lưỡng cực?

Mục lục [Ẩn]

 

   Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là hưng trầm cảm, là một tình trạng sức khỏe tâm thần gây ra sự thay đổi tâm trạng cực độ bao gồm cảm xúc cao (hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm) và trầm cảm. Những thay đổi tâm trạng này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, năng lượng, hoạt động, hành vi và khả năng suy nghĩ. Điều này khiến cho cuộc sống của bệnh nhân rối loạn lưỡng cực bị ảnh hưởng nặng nề. Dưới đây là 6 mẹo hữu ích giúp bạn sống chung với chứng rối loạn lưỡng cực.

 

Làm thế nào để sống chung với rối loạn lưỡng cực?

Làm thế nào để sống chung với rối loạn lưỡng cực?

 

Rối loạn lưỡng cực là gì?

   Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder) còn được gọi là rối loạn hưng - trầm cảm là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi các giai đoạn trầm cảm xen kẽ với các giai đoạn hưng cảm một cách bất thường.

 Rối loạn lưỡng cực khác với sự thay đổi cảm xúc thông thường. Sự thay đổi tâm trạng thông thường sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, dù bạn buồn bã hoặc vui vẻ, bạn vẫn có thể đi làm, đi học và gặp gỡ bạn bè như bình thường.

   Ngược lại, ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực, sự thay đổi giữa hai giai đoạn hưng cảm và trầm cảm có thể gây gián đoạn cho cuộc sống. Khi ở giai đoạn trầm cảm, họ mệt mỏi đến không thể bước ra khỏi giường hoặc chán nản đến không muốn sống. Ngược lại, khi ở giai đoạn hưng cảm, họ sẵn sàng làm những công việc liều lĩnh như trộm cắp, phá hoại hoặc quan hệ tình dục không an toàn.

 

6 mẹo sống chung với rối loạn lưỡng cực

Tuân thủ điều trị

   Điều quan trọng đầu tiên để sống chung với rối loạn lưỡng cực là bạn hãy tuân thủ đầy đủ và tích cực vào quá trình điều trị của chính bạn. Bạn nên tìm hiểu thêm về các triệu chứng và các lựa chọn điều trị. Càng có nhiều thông tin thì bạn càng có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với căn bệnh này.

   Một số lưu ý trong quá trình điều trị:

  • Hãy kiên nhẫn: Hiệu quả điều trị sẽ không thể xuất hiện ngay lập tức và hoàn toàn, vì vậy bạn cần kiên nhẫn tuân thủ điều trị.
  • Luôn giữ liên lạc với bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia tâm lý: Bạn hãy luôn giữ liên lạc với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý của bạn vì có thể liệu trình điều trị của bạn sẽ thay đổi theo thời gian tùy vào tình trạng bệnh.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc hoặc giảm liều.
  • Trị liệu tâm lý: Thuốc chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng còn trị liệu tâm lý sẽ giúp bạn biết những kỹ năng có thể sử dụng để đối phó với tình trạng này

Theo dõi các triệu chứng và tâm trạng của bạn

   Khi các triệu chứng hưng cảm hoặc trầm cảm xuất hiện một cách rõ ràng thì việc kiểm soát nó sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Do đó, bạn cần theo dõi chặt chẽ những thay đổi trong tâm trạng, mức năng lượng và suy nghĩ của bạn. Nếu bạn nhận ra các dấu hiệu cảnh báo sớm và nhanh chóng thì bạn sẽ ngăn chặn các triệu chứng tiến triển nặng một cách dễ dàng hơn.

   Bạn cần:

  • Nhận biết các yếu tố kích hoạt và dấu hiệu cảnh báo sớm: Bạn cần nhận ra các dấu hiệu cảnh báo về một giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm sắp xảy ra. Ngoài ra, bạn hãy cố gắng xác định các yếu tố kích hoạt hoặc ảnh hưởng bên ngoài đã dẫn đến triệu chứng hưng cảm hoặc trầm cảm trong quá khứ để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
  • Viết nhật ký hàng ngày để theo dõi các triệu chứng và tâm trạng của bạn. Bạn cũng nên thêm các thông tin như số giờ bạn ngủ, cân nặng, loại thuốc bạn đang dùng và bất kỳ việc sử dụng rượu hoặc ma túy nào,...

Có các kỹ năng đối phó phù hợp

   Bạn nên phát triển các kỹ năng đối phó phù hợp để duy trì tâm trạng ổn định và giúp bạn cảm thấy tốt hơn khi thấy các dấu hiệu cảnh báo giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm. Các kỹ năng đối phó sẽ khác nhau tùy vào tình huống, triệu chứng và sở thích của bạn, ví dụ:

  • Chia sẻ với người thân, bạn bè.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Tắm nắng.
  • Tập thể dục.
  • Dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi.
  • Làm những điều bạn yêu thích.
  • Hạn chế ăn đường, rượu và các thức uống chứa caffein.
  • Nhờ đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

Ngoài ra, bạn nên có một kế hoạch để phòng trong trường hợp bạn rơi vào trạng thái hưng cảm toàn phát hoặc trầm cảm nặng, thường bao gồm:

  • Danh sách thông tin liên lạc khẩn cấp của bác sĩ điều trị và các thành viên thân thiết trong gia đình của bạn.
  • Danh sách tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, liều lượng của từng thuốc.

 

Hãy ghi lại danh sách các thuốc đang sử dụng.

Hãy ghi lại danh sách các thuốc đang sử dụng.

 

Sự hỗ trợ của người thân yêu

   Sự cô đơn sẽ khiến rối loạn lưỡng cực trở nên nghiêm trọng hơn. Chỉ cần nói chuyện với ai đó cũng giúp ích rất nhiều trong việc giảm bớt các triệu chứng trầm cảm lưỡng cực của bạn. Người đó không cần thiết phải có khả năng điều trị hay cho lời khuyên, họ chỉ cần là người biết lắng nghe những tâm sự của bạn.

   Nếu bạn không có người hỗ trợ tin cậy, bạn hãy thử đi phát triển các mối quan hệ mới như tham gia một lớp học, câu lạc bộ hoặc các hoạt động tình nguyện,...

Xây dựng các thói quen lành mạnh hàng ngày

Lối sống như thói quen ngủ, ăn uống, tập thể dục  gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng của bạn. Bạn nên xây dựng thói quen lành mạnh như:

  • Ngủ đủ giấc, đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Thay vì xem điện thoại hoặc thực hiện các hoạt động kích thích khác trước khi đi ngủ, bạn hãy đọc sách hoặc nghe nhạc thư giãn. Hạn chế chất caffeine sau bữa trưa và rượu vào ban đêm vì cả hai đều cản trở giấc ngủ.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Để có tâm trạng tốt nhất, bạn hãy ăn nhiều trái cây tươi, rau và các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thực phẩm giàu chất béo và đường,... Nên bổ sung thực phẩm giàu omega - 3 có tác dụng giúp làm thay đổi tâm trạng trong rối loạn lưỡng cực.
  • Tránh xa chất kích thích.

Giảm căng thẳng ở mức tối thiểu

   Căng thẳng có thể gây ra các cơn hưng cảm và trầm cảm ở những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực, vì vậy việc kiểm soát nó là vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo các điều sau:

  • Sử dụng các cơ chế ứng phó: Các kỹ thuật như thở sâu, thiền, yoga,.... để giúp giảm căng thẳng.
  • Dành thời gian giải trí: Bạn nên làm một số việc bản thân bản yêu thích như đọc một cuốn sách hay, nghe nhạc, nói chuyện với bạn bè,...

 

Thiền, yoga giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, giảm căng thẳng.

Thiền, yoga giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, giảm căng thẳng.

 

   Trên đây là 6 mẹo giúp bạn sống chung với rối loạn lưỡng cực. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bệnh nhân rối loạn lưỡng cực có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Nếu còn bất kỳ điều gì muốn tư vấn, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta đều đã trải qua những lần thay đổi cảm xúc đột ngột do nhiều nguyên nhân như công việc hoặc tình cảm. Tuy nhiên, sự thay đổi cảm xúc ở những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực thì lại khác.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi