9 cách đối phó với trầm cảm ở người cao tuổi

Mục lục [Ẩn]

 

   Ở người già, sức khỏe sụt giảm nên dễ mắc nhiều bệnh tật. Cộng thêm sự nhạy cảm về tâm sinh lý, nỗi lo tài chính hay sự cô đơn khi nửa kia ra đi trước… đều là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở người cao tuổi. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể đối phó được bằng những cách ở bài viết dưới đây!

 

Trầm cảm ở người cao tuổi đối phó ra sao?

Trầm cảm ở người cao tuổi đối phó ra sao?

 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở người cao tuổi

  • Nhận thấy bản thân không còn giá trị khi về hưu
  • Khả năng di chuyển bị hạn chế do tuổi tác khiến sức khỏe yếu, bệnh tật, đau ốm…
  • Con cái hư hỏng, bất hiếu
  • Bị cô lập hoặc cuộc sống cô đơn do ở góa hoặc ly dị, ít mối quan hệ xã hội, con cái ở xa, không quan tâm, thăm hỏi thường xuyên.
  • Suy nghĩ, lo sợ cái chết
  • Khó khăn về tài chính
  • Mất mát tài sản do bị lừa đảo
  • Lạm dụng chất gây nghiện kéo dài
  • Mắc các bệnh mạn tính

   Những nguyên nhân trên đều khiến người cao tuổi bị tổn thương tâm lý, suy nghĩ tiêu cực. Họ luôn sống trong cảm giác buồn bã, đau khổ, tuyệt vọng và cuối cùng dẫn đến trầm cảm.

 

9 cách đối phó trầm cảm ở người cao tuổi

Thay đổi suy nghĩ theo hướng khách quan, tích cực hơn

   Người cao tuổi bị trầm cảm thường ngồi yên một chỗ trong thời gian dài và đắm chìm trong suy nghĩ tiêu cực như: Mình thật vô dụng, là gánh nặng cho con cái hay bệnh tật khổ sở thế này thì chết đi cho xong…

   Người trầm cảm, dù là ở độ tuổi nào cũng khó thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực nếu không được giúp đỡ. Điều bạn cần làm là chia sẻ, tâm sự những suy nghĩ, cảm xúc của mình với những người thân trong gia đình, những người bạn bè đáng tin cậy, đặc biệt là những người thông thái và có nhiều hiểu biết. Họ sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, nhìn nhận mọi thứ đúng đắn hơn. Khi có cái nhìn khách quan và tích cực hơn thì cảm xúc cũng sẽ được cải thiện theo.

 

Chia sẻ với người thân trong gia đình có thể giúp bạn bớt tiêu cực hơn

Chia sẻ với người thân trong gia đình có thể giúp bạn bớt tiêu cực hơn

     Xin mời bạn theo dõi bài viếtLàm thế nào để chia sẻ với bạn bè, người thân về chứng trầm cảm của bạn?

Lập danh sách những phẩm chất tốt của bản thân

   Đây là giải pháp tốt để chế ngự những suy nghĩ tự ti, mặc cảm về bản thân do trầm cảm ở người cao tuổi gây ra.

   Bạn hãy viết ra những phẩm chất tốt của mình như:

  • Mình là một người chăm chỉ
  • Mình đã giúp được rất nhiều người khác
  • Mình đã đạt được nhiều thành tích…

   Sau đó, bạn có thể giữ danh sách đó bên mình hoặc dán chúng lên tường, tủ lạnh, nhà vệ sinh… những nơi dễ nhìn thấy. Khi suy nghĩ thất vọng về bản thân xuất hiện, hãy nhìn vào danh sách đó để lấy lại tinh thần.

Ngẫm lại về những kỷ niệm vui vẻ

   Nghĩ đến kỷ niệm vui vẻ sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái, dễ chịu hơn, lấn át những cảm xúc tiêu cực đang hiện hữu.

   Những kỷ niệm vui vẻ đó có thể là: Cùng gia đình đi du lịch, chào đón thành viên mới trong gia đình hay con cái thi đỗ đại học…

Thử học một cái gì đó mới mẻ

   Khi có tuổi, không còn đi làm việc nữa, bạn sẽ có nhiều thời gian rảnh hơn. Chính vì quá rảnh rỗi đó làm bạn suy nghĩ tiêu cực, buồn bã, đau khổ.

   Bởi vậy, bạn hãy lập danh sách những việc yêu thích mà trước đây chưa có cơ hội để làm và bắt tay vào tiến hành luôn. Bạn có thể đi du lịch, đi thăm người thân, học đan len, học nhảy, khiêu vũ… vừa để cho bản thân trở nên bận rộn, lại vừa có thêm niềm vui mới.   

 

Thử học khiêu vũ sẽ giúp bạn có nhiều niềm vui mới

Thử học khiêu vũ sẽ giúp bạn có nhiều niềm vui mới

 

Tập thói quen tốt và duy trì hằng ngày

   Người cao tuổi bị trầm cảm thường có xu hướng cô lập bản thân với thế giới bên ngoài. Để phá vỡ xu hướng đó, bạn hãy tập thói quen tốt như:

  • Đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm cụ thể.
  • Vệ sinh cá nhân, ăn uống đúng giờ
  • Ra khỏi nhà để đi bộ, đi dạo ngoài trời mỗi ngày
  • Phơi nắng vào buổi sáng tối thiểu 20 phút.
  • Tham gia một câu lạc bộ nào đó dành cho người cao tuổi và quyết tâm không bỏ lỡ một cuộc gặp mặt, giao lưu nào với bạn bè.

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất

   Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế tinh bột, đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.

   Khi duy trì được chế độ ăn uống khoa học, cơ thể bạn sẽ có đủ các axit amin, vitamin và khoáng chất cần thiết để sản sinh hormone cải thiện tâm trạng là Serotonin và Dopamin. Hai hormone này giúp bạn cảm thấy thoải mái, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng.

Ngủ đủ giấc

   Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái.

   Tuổi tác vốn đã khiến người già ngủ ít, khó ngủ, lại thêm bệnh trầm cảm khiến tình trạng này tồi tệ hơn. Vì vậy, việc chú trọng cải thiện chất lượng giấc ngủ rất cần thiết với người cao tuổi bị trầm cảm.

   Bạn có thể thử các bài tập thư giãn tinh thần như hít thở sâu, đọc sách, nghe nhạc, tắm nước ấm….

 

Một giấc ngủ chất lượng giúp bạn khỏe mạnh hơn

Một giấc ngủ chất lượng giúp bạn khỏe mạnh hơn

 

Nói không với rượu bia và các chất kích thích khác

   Nhiều người già bị trầm cảm thường tìm đến rượu bia, thuốc lá để quên đi cảm xúc tiêu cực tạm thời. Tuy nhiên thực tế, những chất kích thích này lại tác động ngược, khiến cho sức khỏe tâm thần càng suy kiệt hơn.

   Vì vậy, thay vì chọn cách giải tỏa tạm thời mà có hại, bạn nên áp dụng những biện pháp khác có lợi hơn cho sức khỏe đã nêu ở trên.

Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý khi cần thiết

   Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn nhận ra vấn đề khiến bạn suy nghĩ tiêu cực. Từ đó, họ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp và những biện pháp thoát khỏi trạng thái trầm cảm hiệu quả.

   Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm giúp cải thiện tâm trạng như BoniBrain để tinh thần sảng khoái, hạnh phúc hơn.

   Có thể thấy, trầm cảm ở người cao tuổi không phải là không có cách đối phó. Chỉ cần bạn quyết tâm và áp dụng tốt những cách trong bài viết trên, bạn sẽ tìm lại được niềm vui trong cuộc sống. Chúng tôi tin bạn làm được!

  

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: người cao tuổi

Bài viết liên quan

Trầm cảm do thuốc điều trị cao huyết áp phải làm sao?

Khi bị trầm cảm do thuốc điều trị cao huyết áp, bạn nên trao đổi lại với bác sĩ để đổi thuốc, đồng thời trị liệu tâm lý, sử dụng BoniBrain…

Suy nhược thần kinh ở người cao tuổi - Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh ở người cao tuổi là do chức năng não bộ suy giảm, cô đơn, mất niềm tin vào bản thân, sống phụ thuộc,...

Rối loạn lo âu, trầm cảm sau khi về hưu, tôi đã vượt qua như thế nào

Chú Phạm Huy Hoàng (Ba Đình, Hà Nội), khuân mặt rầu rĩ, dáng đi chậm chạp, mệt mỏi khiến chú trông già hơn cái tuổi 62...

Tôi đã không còn lo âu, trầm cảm tuổi già

Cô Phạm Thị Cúc 65 tuổi ở Bình Dương

Rối loạn lo âu ở người cao tuổi - Nguyên nhân và giải pháp

Có một sự thật là, con người khi đến tuổi xế chiều sẽ dễ lo lắng, sợ hãi vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nhưng, tình trạng rối loạn lo âu ở người cao tuổi lại dễ bị bỏ qua...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi