Hội chứng tội lỗi thái quá - Làm sao để vượt qua?

Mục lục [Ẩn]

 

     Bạn thường cảm thấy tội lỗi quá mức trước những lỗi nhỏ nhặt, thậm chí là ngay cả khi bạn không làm gì sai? Nếu vậy, có thể bạn đang phải vật lộn với hội chứng tội lỗi thái quá (UGS). Để có thể thoát ra những cảm xúc tiêu cực ấy, hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé! 

 

Hội chứng tội lỗi thái quá - Làm sao để vượt qua?

Hội chứng tội lỗi thái quá - Làm sao để vượt qua?

 

Hội chứng tội lỗi thái quá là gì?

    Cảm giác tội lỗi là một cảm xúc mà tất cả mọi người đều trải qua vào một thời điểm nào đó trong đời. Nó có thể mang tính tích cực khi giúp chúng ta rút kinh nghiệm từ những sai lầm và sửa sai, từ đó trở nên tốt hơn.

     Tuy nhiên, khi có cảm giác tội lỗi quá mức, phi lý, ngay cả khi bạn mắc lỗi nhỏ, thậm chí không làm gì sai thì đó chính là hội chứng tội lỗi thái quá (UGS). Đây là cảm giác tội lỗi bệnh lý. Khi một cá nhân thường xuyên trải qua cảm giác thấy bản thân có lỗi quá mức với các hành động hoặc sự kiện diễn ra trong quá khứ sẽ gây cản trở đến cuộc sống bình thường của họ. 

    Hội chứng này bắt nguồn từ cách nhìn nhận, suy nghĩ méo mó về trách nhiệm bản thân và lỗi lầm. Họ có xu hướng ép mình theo những tiêu chuẩn vô lý, phải làm thế này, phải làm thế kia. Họ đổ lỗi cho bản thân về những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Họ thường tin rằng họ phải chịu trách nhiệm về hành động và cảm xúc của người khác, ngay cả khi đó không phải lỗi của họ.

 

Hội chứng tội lỗi thái quá là gì?

Hội chứng tội lỗi thái quá là gì?

 

Làm sao để biết mình có đang mắc hội chứng tội lỗi thái quá?

     Dấu hiệu của hội chứng tội lỗi thái quá khác nhau giữa mỗi người. Bạn có thể đang mắc tình trạng này nếu có một hoặc nhiều những dấu hiệu như:

  • Cảm thấy tội lỗi quá mức vì những điều không phải lỗi của mình. Bạn có thể nói xin lỗi quá nhiều lần, thực hiện các hành động chuộc lỗi một cách thái quá.
  • Tự trách mình: Đổ lỗi cho bản thân về những sự kiện hoặc hành động trong quá khứ.  Suy nghĩ liên tục hoặc tập trung quá nhiều vào những lỗi lầm và thất bại.
  • lòng tự trọng thấp: Cảm giác tội lỗi bệnh lý cũng có thể dẫn đến lòng tự trọng thấp và cảm giác vô dụng, kém cỏi, khinh thường bản thân. 
  • Lo lắng quá mức về hậu quả do hành động của bạn gây ra hoặc cảm thấy lo lắng về việc bị người khác đánh giá.
  • Khó đưa ra quyết định do sợ phạm phải sai lầm.
  • Trầm cảm: UGS cũng có thể dẫn đến trầm cảm, đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, tuyệt vọng và mất hứng thú với các hoạt động.

 

Người mắc hội chứng tội lỗi thái quá dễ bị lo âu, trầm cảm

Người mắc hội chứng tội lỗi thái quá dễ bị lo âu, trầm cảm

 

    Ngoài ra, người mắc chứng UGS cũng có thể gặp một số triệu chứng thực thể: Mệt mỏi, mất ngủ, căng cơ, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, tiêu chảy… 

     Bạn cũng cần phân biệt giữa mặc cảm tội lỗi và hội chứng tội lỗi thái quá. Mặc cảm tội lỗi là 1 kiểu cảm giác tội lỗi quá mức trong thời gian dài, có thể tương xứng với hoàn cảnh. Trong khi hội chứng tội lỗi thái quá là 1 dạng tội lỗi cấp tính, phi lý và dữ dội hơn, thường không tương xứng với hoàn cảnh và có thể tồn tại khi họ không làm gì sai cả.

 

Nguyên nhân khiến 1 người có cảm giác tội lỗi thái quá là gì?

    Hội chứng tội lỗi thái quá có thể được gây ra bởi một số yếu tố và nguyên nhân cơ bản như:

  • Những tổn thương thời thơ ấu như bị lạm dụng, bỏ rơi hoặc bị chỉ trích quá mức. Những đứa trẻ thường xuyên bị đổ lỗi cho việc không phải lỗi của chúng có thể lớn lên sẽ cảm thấy tội lỗi về mọi thứ.
  • Chấn thương trong quá khứ như tai nạn, thiên tai hoặc bạo lực cũng có thể kích hoạt UGS. Họ có thể cảm thấy tội lỗi vì đã sống sót trong khi những người khác thì không hoặc vì không thể ngăn chặn sự kiện đau thương xảy ra.
  • Mắc một số vấn đề trên sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
  • Những người có một số đặc điểm tính cách như cầu toàn hoặc nhạy cảm cao có thể dễ phát triển cảm giác tội lỗi thái quá. Họ có thể đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân và cảm thấy tội lỗi khi không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn đó.
  • Sự mất cân bằng các loại hormon có liên quan đến cảm xúc tội lỗi như  cortisol, adrenaline, oxytocin, DHEA.
  • Hậu quả của sự giáo dục cứng nhắc và nghiêm khắc: Những người lớn lên trong sự giáo dục của cha mẹ cứng nhắc, trắng đen rõ ràng, độc đoán thường có xu hướng tự phán xét bản thân một cách khắc nghiệt và dễ cảm thấy tội lỗi.
  • Muốn làm hài lòng tất cả mọi người: Nỗ lực làm hài lòng người khác bằng mọi giá thường dẫn đến việc áp đặt những yêu cầu phi thực tế và cảm thấy tội lỗi khi không đáp ứng được chúng.

 

Sự giáo dục cứng nhắc, độc đoán của cha mẹ có thể khiến đứa trẻ lớn lên mắc UGS

Sự giáo dục cứng nhắc, độc đoán của cha mẹ có thể khiến đứa trẻ lớn lên mắc UGS

 

   Người mắc hội chứng tội lỗi thái quá thường có lòng tự trọng thấp, lo lắng quá mức về hậu quả do hành động của mình, sợ bị người khác đánh giá, dễ rơi vào trầm cảm. Họ cũng gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ và giảm khả năng quyết định, ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp.

 

Làm thế nào để thoát khỏi những cảm giác tội lỗi thái quá?

Sau đây là một số lời khuyên để bạn có thể vượt hội chứng tội lỗi thái quá:

  • Nhận ra cảm giác tội lỗi thái quá là không lành mạnh: Bước đầu tiên là bạn cần nhận ra rằng mình đang có những cảm giác tội lỗi thái quá và nó là điều tiêu cực, không hữu ích. 
  • Hãy nhìn vào thực tế và chấp nhận bản thân không hoàn hảo: Những người có cảm giác tội lỗi thái quá thường có niềm tin phi thực tế về bản thân và hành động của mình. Bạn hãy nhìn vào thực tế, hỏi xem trong trường hợp đó bạn có thể làm gì khác không, có trách nhiệm phải làm thế không.
  • Đặt ra một ranh giới: Bạn chỉ phải chịu trách nhiệm cho những điều thực sự nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
  • Học cách tha thứ cho bản thân vì những lỗi lầm trong quá khứ. Bạn cần chấp nhận rằng bản thân không thể thay đổi quá khứ và tập trung vào hiện tại và tương lai.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp: Khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi, phải vật lộn với hội chứng tội lỗi thái quá, hãy tìm đến chuyên gia tâm lý.  Họ sẽ giúp bạn xác định và thay đổi những cách suy nghĩ, tư duy méo mó gây ra cảm giác tội lỗi thái quá. 

 

Gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ

Gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ

 

  • Kết nối với những người hỗ trợ: Hãy chia sẻ với những người bạn và người thân - những người mà bạn tin tưởng để có được sự đồng cảm cũng như góc nhìn khác về những điều mà bạn đang cảm thấy tội lỗi.
  • Tập trung vào hiện tại: Học cách buông bỏ những sai lầm trong quá khứ và tập trung năng lượng của bạn vào hiện tại và những điều tốt đẹp bạn có thể làm bây giờ. 
  • Kết hợp sử dụng BoniBrain nếu có các triệu chứng của rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng do hội chứng tội lỗi thái quá gây ra.

   Mặc dù quá trình thoát khỏi hội chứng tội lỗi thái quá sẽ không dễ dàng, nhưng bạn có thể tìm thấy được sự giải thoát thông qua các phương pháp trên. Bạn hãy dũng cảm, kiên nhẫn và sẵn sàng thay đổi để có cuộc sống hạnh phúc, nhẹ nhàng hơn nhé.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Cách kiềm chế cơn tức giận đang bùng cháy bên trong bạn

   Tức giận là một trong những loại cảm xúc cơ bản nhất của con người, mức độ có thể từ khó chịu nhẹ đến giận dữ dữ dội

5 lý do bạn nên tha thứ cho những người làm tổn thương bạn

Sự căm thù, oán giận một ai đó khiến bạn mệt mỏi, đau khổ và không thoát ra được cảm xúc tiêu cực. Tha thứ sẽ giúp bạn chữa lành và hạnh phúc hơn.

Cảm giác tội lỗi quá mức: Dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm

Cảm giác tội lỗi kéo dài quá mức sẽ khiến bạn chìm trong những cảm xúc tiêu cực, bi quan… nguy cơ cao dẫn đến bệnh trầm cảm.

Rối loạn cảm xúc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn cảm xúc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Cảm xúc tiêu cực: Nguyên nhân và cách kiểm soát

Khi sự việc xảy ra không theo ý mình muốn, bạn sẽ cảm thấy chán nản, buồn bã, tức giận… Đó chính là những cảm xúc tiêu cực. Nếu không biết cách chế ngự nó, cả sức khỏe lẫn cuộc sống của bạn đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi