Bị mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu thì phải dùng thuốc tây bao lâu mới khỏi và bỏ được thuốc tây?

Mục lục [Ẩn]

 

   Thời gian gần đây, các vấn đề tâm lý như mất ngủ, trầm cảm và rối loạn lo âu ngày càng trở nên phổ biến và có chiều hướng gia tăng. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% số dân, tương đương khoảng 15 triệu người. Hiện nay, ở nước ta, bệnh nhân mắc các vấn đề tâm lý này hầu như chỉ được điều trị bằng các loại thuốc tây. Nhiều người bệnh thắc mắc rằng: “Bị mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu thì phải dùng thuốc tây bao lâu mới khỏi và bỏ được thuốc tây?”. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có câu trả lời nhé!

 

Phải dùng thuốc tây trong bao lâu khi điều trị các vấn đề tâm lý?

Phải dùng thuốc tây trong bao lâu khi điều trị các vấn đề tâm lý?

 

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các vấn đề tâm lý

   Các thuốc thường được sử dụng để điều trị các vấn đề tâm lý thường gặp là:

Thuốc chống trầm cảm

   Thuốc chống trầm cảm là thuốc dùng để điều trị trầm cảm. Trong một số trường hợp, các chuyên gia y tế có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm để điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn lo âu hoặc mất ngủ.

    Các loại thuốc chống trầm cảm thường được kê đơn là:

   Những loại thuốc này thường được kê đơn vì chúng cải thiện các triệu chứng của nhiều dạng trầm cảm và rối loạn lo âu. Các loại thuốc chống trầm cảm cần có một thời gian (trung bình 4 - 8 tuần) để phát huy tác dụng và cải thiện các triệu chứng như mất ngủ, mất năng lượng, rối loạn ăn uống,...

   Lưu ý: Trong một số trường hợp, trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên dưới 25 tuổi có thể gia tăng ý nghĩ hoặc hành vi tự tử khi dùng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau khi bắt đầu dùng thuốc hoặc khi thay đổi liều lượng. Mọi người ở mọi lứa tuổi dùng thuốc chống trầm cảm nên được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là trong vài tuần đầu điều trị.

Thuốc giải lo âu

   Thuốc giải lo âu giúp giảm các triệu chứng của rối loạn lo âu, ví dụ như các cơn hoảng loạn, nỗi sợ hãi và lo lắng tột độ. Benzodiazepin là một loại thuốc chống lo âu phổ biến được sử dụng để điều trị một số triệu chứng của rối loạn lo âu trong thời gian ngắn. Trong một số trường hợp, chúng được sử dụng để điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý không dùng benzodiazepin trong thời gian dài vì có thể dẫn đến nghiện thuốc. Để tránh những vấn đề này, các bác sĩ thường kê đơn thuốc benzodiazepin trong thời gian ngắn và giảm liều từ từ để giảm khả năng bị phụ thuộc vào thuốc.

 

Benzodiazepin chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn vì có thể dẫn đến nghiện thuốc.

Benzodiazepin chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn vì có thể dẫn đến nghiện thuốc.

 

   Buspirone là một loại thuốc chống lo âu khác được sử dụng để điều trị chứng lo âu trong thời gian dài hơn. Ngược lại với các thuốc benzodiazepin, thuốc này phải được dùng hàng ngày trong 3 - 4 tuần để đạt được hiệu quả.

   Ngoài ra, một số thuốc chống trầm cảm (gồm SSRI và SNRI) cũng có thể được dùng để điều trị  rối loạn lo âu như rối loạn hoảng sợ hoặc rối loạn lo âu xã hội.

   Trong một số trường hợp, các bác sĩ chỉ định thuốc chẹn beta để điều trị các triệu chứng lo âu ngắn hạn. Ví dụ, những người mắc rối loạn lo âu ám ảnh sợ  thường gặp các triệu chứng thể chất như nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi và run rẩy khi gặp phải đối tượng gây sợ hãi. Thuốc chẹn beta sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng này.

Thuốc trị mất ngủ

   Thuốc trị mất ngủ là những loại thuốc có công dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Tùy vào tình trạng mất ngủ của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc ngủ, liều dùng, cách dùng… phù hợp.

   Một số thuốc thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng mất ngủ là:

  • Thuốc bình thần: Clonazepam, Rotunda, Diazepam, Bromazepam…
  • Thuốc ngủ: Zolpidem, Phenobarbital…
  • Thuốc chống loạn thần: Như Sulpiride, Quetiapine, Olanzapine…

Thuốc chống loạn thần

Thuốc chống loạn thần là thuốc dùng để điều trị triệu chứng loạn thần, thường gặp ở bệnh nhân bị trầm cảm nặng, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt.

Một số thuốc chống loạn thần thường được sử dụng là:

  • Thế hệ 1: Sulpiride.
  • Thế hệ 2: Olanzapine, Quetiapine, Risperidone,...

   Thuốc chống loạn thần có thể mang lại một số tác dụng phụ thường gặp như: Tăng cân, khô miệng, táo bón, bồn chồn, khó chịu, run, dáng đi cứng nhắc, chuyển động hoặc xoay người khó,...

   Các thuốc chống loạn thần có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác. Nó tương tác với thuốc chống trầm cảm ba vòng, vậy nên không được sử dụng cùng nhau.

 

Thuốc chống loạn thần gây tương tác với thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Thuốc chống loạn thần gây tương tác với thuốc chống trầm cảm ba vòng.

 

Bị mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu thì phải dùng thuốc tây bao lâu mới khỏi và bỏ được thuốc tây?

   Không như nhiều người nhầm tưởng, trên thực tế, thuốc tây không thể “chữa khỏi” được trầm cảm hay rối loạn lo âu. Tác dụng của thuốc chống trầm cảm chỉ là thay đổi tạm thời các chất dẫn truyền thần kinh trong não như serotonin, dopamin, norepinephrin trong thời gian người bệnh dùng thuốc chứ không thể giải quyết được nguyên nhân của trầm cảm hay rối loạn lo âu, mất ngủ. Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, trầm cảm, rối loạn lo âu có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn và phức tạp, kết hợp của nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, tâm lý. Do đó, bệnh nhân nhận thấy sự cải thiện khi dùng thuốc thì thấy các triệu chứng được cải thiện nhưng lại dễ dàng tái phát khi ngừng thuốc.

Trầm cảm

   Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chăm sóc và Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, 40% bệnh nhân phải dùng thuốc chống trầm cảm lâu dài (ít nhất 9 tháng) mới có thể ngừng dùng thuốc.

   Theo hướng dẫn của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm cho giai đoạn trầm cảm đầu tiên thì phải dùng thuốc đó thêm ít nhất 4 hoặc 5 tháng sau khi các triệu chứng trầm cảm được cải thiện hoàn toàn. Hãy nhớ rằng, bạn phải mất từ 2 - 4 tuần để thuốc trầm cảm có tác dụng, sau đó phải mất từ 3 - 6 tháng nữa (với những người bị trầm cảm ở những giai đoạn đầu tiên) thì các triệu chứng mới cải thiện như bình thường, đấy là chưa kể trong thời gian đầu bạn có thể phải mất nhiều thời gian hơn để tìm được loại thuốc chống trầm cảm phù hợp với mình. Như vậy, nếu cải thiện tốt thì bạn cũng phải dùng thuốc chống trầm cảm trong khoảng 1 năm.

   Còn nếu bạn đang bị rối loạn trầm cảm nặng hoặc đã trải qua ít nhất 3 giai đoạn trầm cảm thì Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ khuyến nghị liệu trình điều trị trong ít nhất một vài năm hoặc lâu hơn nếu có nguy cơ tái phát cao.

Rối loạn lo âu

   Cũng giống như trầm cảm, rối loạn lo âu cũng không thể được điều trị khỏi bằng thuốc mà thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng và giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày.

   Theo nghiên cứu tỷ lệ mắc và khảo sát sức khỏe tâm thần Hà Lan trong 3 năm chỉ ra:

  • 38,8% bệnh nhân rối loạn lo âu không hồi phục sau 12 tháng.
  • 30,1% bệnh nhân rối loạn lo âu không hồi phục sau 36 tháng.

   Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy rằng sau 12 tháng nếu bệnh rối loạn lo âu không được kiểm soát tốt thì có xu hướng phát triển mãn tính bởi tỷ lệ hồi phục hầu như không quá nhiều thay đổi. Do đó, để ngăn ngừa điều này thì bệnh nhân rối loạn lo âu cần kiểm soát bệnh càng sớm càng tốt.

Mất ngủ

    Với bệnh nhân bị mất ngủ do các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay rối loạn lo âu, để cải thiện hiệu quả mất ngủ thì bệnh nhân cần kiểm soát tốt các bệnh lý này.

   Như đã nói ở trên, thuốc Tây chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng của các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu hay mất ngủ chứ không thể tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, khi ngừng thuốc thì bệnh nhân lại dễ bị tái phát lại các triệu chứng. Bên cạnh đó, các loại thuốc Tây này lại mang nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, nếu bệnh nhân chỉ sử dụng mỗi thuốc Tây mà không áp dụng bất cứ biện pháp nào khác thì hiệu quả điều trị sẽ không cao. Ngoài ra, bệnh nhân dễ bị quen thuốc khiến thuốc giảm tác dụng, thậm chí là lệ thuộc vào thuốc.

   Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam thì thuốc tây đang là phương pháp điều trị phổ biến cho các vấn đề tâm lý như mất ngủ, trầm cảm và rối loạn lo âu. Theo thông tin tại Hội thảo “Liệu pháp tâm lý trong điều trị trầm cảm tại cộng đồng” được tổ chức tại Hà Nội ngày 29/6/2015, hiện bệnh nhân trầm cảm thường chỉ được kê thuốc, ít người được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý. Chỉ có một số bệnh viện áp dụng liệu pháp tâm lý này kèm thêm điều trị bằng thuốc.

 

Các biện pháp giúp cải thiện trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ bên cạnh việc sử dụng thuốc tây

   Để có thể cải thiện tốt các triệu chứng của các vấn đề tâm lý, bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên thực hiện thêm một số phương pháp sau:

  • Các liệu pháp tâm lý: Hiện nay có rất nhiều liệu pháp tâm lý để điều trị trầm cảm như: Liệu pháp trò chuyện (talk therapy), Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT),...
  • Tập thể dục thể thao: Tập thể dục thể thao sẽ giúp giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine, norepinephrine,...
  • Tắm nắng: Ánh nắng mặt trời tự nhiên vào ban ngày giúp cơ thể sản sinh hormone melatonin tốt hơn vào ban đêm. Đây là hormone giúp điều hòa nhịp sinh học của cơ thể, giúp bạn đi vào giấc ngủ tốt hơn.
  • Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh: Chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đủ dưỡng chất sẽ tốt cho hệ thần kinh và giúp bạn khỏe mạnh hơn, từ đó hỗ trợ làm giảm các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ,...
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ: BoniBrain với các thành phần từ thảo dược, acid amin, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hormon hạnh phúc serotonin và dopamine, từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu hiệu quả mà không có tác dụng phụ.

 

Thành phần sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Thành phần sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được “Bị mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu thì phải dùng thuốc tây bao lâu mới khỏi và bỏ được thuốc tây?”. Để được tư vấn thêm về các vấn đề này, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

7 dấu hiệu trầm cảm sau sinh cần nhận biết sớm

Nhận biết sớm những dấu hiệu trầm cảm sau sinh là điều quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của mẹ và bé…

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?

Có nhiều phương pháp chữa bệnh rối loạn lo âu tuy nhiên việc điều trị trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khoảng 9,4% trẻ em từ 3 - 17 tuổi được chẩn đoán bị rối loạn lo âu.

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Rối loạn hoảng sợ là một dạng của rối loạn lo âu, đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ có tính chất kịch phát, xuất hiện đột ngột và vô cùng mạnh mẽ. Bệnh nhân bị khó thở, tim đập nhanh,..

Người bị suy nhược thần kinh uống thuốc gì thì nhanh hồi phục?

Suy nhược thần kinh là một tâm bệnh của xã hội hiện đại, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể khiến người bệnh kiệt quệ về cả thể chất và tinh thần, mất khả năng tự chăm sóc bản thân.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi