Những lưu ý khi chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân trầm cảm sau tai biến mạch máu não

Mục lục [Ẩn]

 

   Thiếu sự hỗ trợ của gia đình và xã hội là một trong những nguyên nhân gây tình trạng trầm cảm sau tai biến mạch máu não. Khi có sự chăm sóc và quan tâm đúng cách, người bệnh sẽ dần thoát ra được những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, hướng tới khả năng phục hồi tốt hơn.   

 

Chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân trầm cảm sau tai biến mạch máu não

Chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân trầm cảm sau tai biến mạch máu não

 

Nhận biết những dấu hiệu của người trầm cảm sau tai biến mạch máu não

    Bệnh nhân bị trầm cảm sau tai biến mạch máu não có thể không nhận ra các triệu chứng của mình. Hoặc nếu biết mình đang có những cảm xúc tiêu cực và vấn đề bất ổn về tinh thần, nhiều người sẽ che giấu hoặc không biết làm thế nào để nói với người khác về tình trạng đó. Vì vậy, là người chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, bạn nên nắm được những dấu hiệu trầm cảm ở người bệnh để phát hiện sớm và hỗ trợ họ kịp thời.

    Dưới đây là các dấu hiệu giúp bạn nhận biết người bệnh sau tai biến có thể đang rơi vào tình trạng đột quỵ:

  • Thiếu năng lượng, mệt mỏi, không sẵn sàng hoặc từ chối tham gia các cuộc vật lý trị liệu phục hồi sau tai biến. 
  • Thường xuyên trong trạng thái buồn chán hoặc thay đổi tâm trạng nhanh chóng và tình trạng này ngày càng nặng lên.
  • Thường xuyên cáu kỉnh.
  • Từ chối tiếp xúc hoặc giao tiếp với người khác.
  • Thờ ơ với mọi thứ, kể cả những điều họ đã từng rất thích trước khi bị tai biến.
  • Có xu hướng từ chối sự chăm sóc của người khác.
  • Mất ngủ hoặc ngủ nhiều lên, có thể ngủ mọi lúc mọi nơi.
  • Tỏ ra tuyệt vọng và bi quan về sự phục hồi sau tai biến, lo lắng bệnh tái phát.
  • Có ý định hoặc có hành động tự tử.

 

Bệnh nhân trầm cảm sau tai biến mạch máu não có thể có ý định tự tử

Bệnh nhân trầm cảm sau tai biến mạch máu não có thể có ý định tự tử

 

    Việc chẩn đoán bệnh nhân bị trầm cảm sau đột quỵ sẽ gặp nhiều khó khăn bởi bệnh nhân bị suy giảm nhận thức và khả năng ngôn ngữ. Đồng thời, các triệu chứng của đột quỵ như mất năng lượng, chán ăn, giảm khả năng tập trung, mất ngủ hoặc ngủ nhiều cũng giống với dấu hiệu trầm cảm nên khó phân biệt. Khi thấy bệnh nhân có những dấu hiệu trên, người chăm sóc cần thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

 

Những lưu ý khi chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân trầm cảm sau tai biến mạch máu não

   Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân sau tai biến mạch máu não bị trầm cảm như tổn thương não, mặc cảm tội lỗi và thấy bản thân vô dụng, lo lắng về bệnh tật, thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội.

    Khi đã mắc chứng trầm cảm, sự hỗ trợ kịp thời và phù hợp đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả điều trị bệnh. Và sau đây là một số lưu ý cần biết khi chăm sóc bệnh nhân:

Thường xuyên trò chuyện với người bệnh

    Người bị trầm cảm sau tai biến mạch máu não thường gặp khó khăn khi chia sẻ về những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực của họ, kể cả khi bạn là người thân thiết nhất với họ.

    Vì vậy, hãy trò chuyện với họ nhiều hơn, cho họ biết rằng bạn sẵn sàng lắng nghe và hỏi họ xem bạn có thể làm gì để giúp đỡ. Đôi khi, bạn sẽ không nhận được câu trả lời từ người bệnh. Nhưng hãy kiên trì ở bên họ, khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cần. 

 

Hãy ở bên và trò chuyện với bệnh nhân nhiều hơn

Hãy ở bên và trò chuyện với bệnh nhân nhiều hơn

 

Dành thời gian cho bệnh nhân

   Những di chứng sau đột quỵ có thể khiến người bệnh trở nên cô đơn. Ví dụ như họ phải nằm một chỗ, việc gặp gỡ và nói chuyện với người khác đều là thụ động (khi có người đến thăm và chủ động trò chuyện với họ).

    Vì vậy, hãy dành thời gian cho họ nhiều hơn. Khi có thời gian, bạn có thể đến gặp, trò chuyện với họ, kể chuyện cho họ nghe. Hoặc nếu không có điều kiện để thường xuyên ở bên (ví dụ như đi làm xa) thì hãy thực hiện những cuộc gọi hỏi thăm. Ngay cả những cuộc gọi ngắn cũng có thể giúp bệnh nhân cảm nhận được rằng bạn đang quan tâm đến họ. 

Hỗ trợ bệnh nhân nhưng cố gắng giữ cho họ khả năng độc lập

    Chắc hẳn rằng, chúng ta đều muốn làm thật nhiều điều để hỗ trợ người bệnh sau tai biến mạch máu não. Vậy nhưng, sẽ tốt hơn nếu bạn giúp họ TỰ làm mọi việc thay vì làm tất cả thay họ.

    Nếu bạn làm hết mọi việc, cảm giác vô dụng, lạc lõng và thấy mình thừa thãi, mặc cảm tội lỗi khi trở thành gánh nặng của gia đình sẽ khiến tình trạng trầm cảm của họ trở nên nặng hơn.

    Vì vậy, hãy ở bên khuyến khích họ cố gắng để phục hồi dần, hỗ trợ họ trong quá trình phục hồi đó, chỉ giúp đỡ những việc ngoài khả năng của người bệnh. 

Giúp người bệnh duy trì hoạt động

    Việc được hoạt động sẽ giúp cải thiện tâm trạng của con người. Ngay cả khi họ không thể đứng dậy đi lại, họ vẫn có thể thực hiện một số bài tập trên xe lăn.

    Vì vậy, hãy ở bên cạnh, khuyến khích và giúp đỡ người bệnh làm bất cứ điều gì họ có thể để vận động cơ thể, đặc biệt là các bài tập theo hướng dẫn trong quá trình vật lý trị liệu của bệnh nhân.

 

Hãy giúp bệnh nhân duy trì vận động

Hãy giúp bệnh nhân duy trì vận động

 

Hãy thật kiên nhẫn

   Những điều đến với  bệnh nhân là một cú sốc lớn, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng và đảo lộn nhiều sau tai biến. Vì vậy, mọi thứ cần có thời gian để cải thiện, bạn cần kiên nhẫn trong quá trình hỗ trợ và chăm sóc người bệnh.

     Khi nhận được sự chăm sóc đúng cách từ người thân và xã hội đồng thời có phương pháp điều trị hiệu quả, bệnh nhân trầm cảm sau tai biến mạch máu não sẽ dần cảm thấy được quan tâm, giảm những cảm xúc tiêu cực, trở nên bình tĩnh, hạnh phúc hơn. Điều này sẽ giúp họ tuân thủ điều trị hơn, tăng khả năng phục hồi và giảm nguy cơ tử vong sau tai biến.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Trầm cảm sau tai biến mạch máu não dùng BoniBrain có hiệu quả không?

Bệnh nhân trầm cảm sau tai biến mạch máu não nên uống BoniBrain với liều 2-4 viên/ngày chia làm 2 lần vào buổi trưa và buổi chiều.

Trầm cảm sau tai biến mạch máu não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Người bệnh sau tai biến mạch máu não dễ bị trầm cảm do những tổn thương trong não kết hợp với việc cảm thấy bản thân vô dụng, lo lắng… về bệnh.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi