Sức khỏe tâm thần và sự kỳ thị

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta đều biết rằng, nếu gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần thì nên chủ động chia sẻ về vấn đề của mình để tìm sự trợ giúp. Tuy nhiên sự kỳ thị hướng đến bệnh nhân vẫn là một trở ngại lớn, khiến họ ngại ngần chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ.

 

Sự kỳ thị ngăn cản người bệnh tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp.

Sự kỳ thị ngăn cản người bệnh tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp.

 

Kỳ thị về sức khỏe tinh thần là gì?

   Kỳ thị sức khỏe tinh thần (mental health stigma) là một thái độ thiếu tôn trọng hoặc áp đặt cái nhìn tiêu cực của một người hoặc một nhóm người đối với người mắc các rối loạn tâm lý hoặc mong muốn tìm kiếm sự giúp đỡ cho những vấn đề này.

   Các dấu hiệu của sự kỳ thị có thể được thể hiện một cách rõ ràng hoặc tiềm ẩn tinh vi. Nhiều khi chính người kỳ thị cũng không biết rằng họ đang thực hiện điều đó. Tuy nhiên, ngay cả khi mọi người không nhận ra sự kỳ thị thì những tác động của chúng đến bệnh nhân vẫn không hề nhỏ.

    Một số dấu hiệu của sự kỳ thị là:

  • Sử dụng những từ lóng hoặc gán nhãn để loại trừ người hoặc nhóm người: Ví dụ, gọi những người mắc bệnh tâm lý là “điên”, “thần kinh” hoặc gắn cho họ những cái nhãn như “yếu đuối”, “kém cỏi”,...
  • Những người thuộc một số nhóm nhất định liên tục bị xuất hiện trên các phương tiện truyền thông theo cách tiêu cực
  • Đối xử khác biệt theo cách cô lập hoặc có hại đến một người hoặc nhóm người vì đặc điểm tinh thần, thể chất hoặc xã hội của họ.
  • Luật pháp hoặc các quy định thể chế cô lập hoặc tác động tiêu cực đến một số nhóm người nhất định.
  • Cho rằng các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể hết nếu các bệnh nhân “cố gắng hơn” hoặc “mạnh mẽ lên”,....
  • Nói đùa về các vấn đề tâm lý hoặc trêu chọc những người mắc các vấn đề tâm lý.
  • Người mắc bệnh tâm lý cho rằng mình vô giá trị hoặc tự hạ thấp bản thân mình vì tình trạng của họ.

 

Nguyên nhân của sự kỳ thị với những bệnh tâm lý

   Sự kỳ thị các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp nhất là:

Những định kiến

   Những định kiến sai lầm về những người mắc bệnh tâm thần đóng một vai trò rất lớn trong sự kỳ thị.

   Ví dụ: Nhiều người vẫn cho rằng vấn đề về sức khỏe tâm thần là tâm thần phân liệt, là bị “điên” và có xu hướng bạo lực mà không biết trên thực tế vẫn có nhiều loại rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu,... Đây là một định kiến sai lầm, trên thực tế rất ít các vụ bạo lực có liên quan đến những người mắc bệnh tâm lý. Trong khi đó, họ lại có nguy cơ trở thành nạn nhân của các vụ bạo lực cao hơn rất nhiều so với thông thường.

Thiếu hiểu biết

   Sự thiếu hiểu biết về các vấn đề tâm lý cũng là nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị. Ví dụ, nhiều người vẫn nghĩ rằng một người bị trầm cảm là do họ “yếu đuối”, “kém cỏi” hoặc “làm quá vấn đề lên”,...

Do ảnh hưởng của truyền thông

   Trong nhiều trường hợp, việc truyền thông mô tả những người mắc bệnh tâm thần một cách tiêu cực cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự kỳ thị.

 

Các loại kỳ thị mà người bệnh tâm lý có thể phải đối mặt

   Có 3 loại cấp độ kỳ thị về sức khỏe tinh thần mà người bệnh có thể phải chịu đựng:

Kỳ thị cơ cấu hoặc kỳ thị thể chế

  Kỳ thị cơ cấu đề cập đến các chính sách cụ thể của các tổ chức lớn nhằm hạn chế quyền hoặc cơ hội của của những người mắc các vấn đề tâm lý.

   Ví dụ: Ở Lithuania, những công dân có vấn đề về sức khỏe tâm thần sẽ không được quyền sở hữu nhà. Một ví dụ khác thường gặp hơn là những người bệnh tâm lý có thể bị từ chối các cơ hội việc làm, thăng tiến hoặc các chương trình giáo dục bậc cao chỉ vì mắc bệnh tâm lý. Điều này dẫn đến họ bị mắc kẹt ở những công việc lương thấp, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Kỳ thị xã hội

   Đây là loại kỳ thị mà hầu hết mọi người nghĩ tới khi nhắc tới sự kỳ thị về sự khỏe tinh thần. Sự kỳ thị xã hội đề cập tới việc ủng hộ những quan điểm tiêu cực của cộng đồng về những người mắc bệnh tâm lý, dẫn đến sự phân biệt đối xử. Sự kỳ thị xã hội có thể xảy ra trong gia đình, bạn bè hoặc các tương tác xã hội khác.

 

Một số người mắc vấn đề tâm lý phải chịu sự kỳ thị xã hội.

Một số người mắc vấn đề tâm lý phải chịu sự kỳ thị xã hội.

 

   Ví dụ: Người mắc bệnh tâm lý bị xa lánh tại cộng đồng mà họ làm việc. Nguyên nhân do người khác cho rằng họ không thể hành xử như người bình thường, hoặc dễ gây nguy hiểm cho người khác.

   Ngoài ra, sự kỳ thị xã hội cũng xảy ra với những người hoặc các mối quan hệ xung quanh người bệnh. Ví dụ: Gia đình của bệnh nhân tâm lý bị trách cứ, “buộc tội” là nguyên nhân dẫn đến vấn đề của họ. Điển hình nhất là trong vụ nam sinh lớp 10 tự tử năm 2022, cha mẹ của nam sinh đã bị chì chiết, trách móc rất nhiều vì sự ra đi của em.

Tự kỳ thị

   Đây là cấp độ kỳ thị cuối cùng, xảy ra khi người bệnh tiếp nhận những ý kiến tiêu cực của công chúng và ám thị chúng vào bản thân mình. Ví dụ: Sau khi bị chẩn đoán là trầm cảm, bệnh nhân tin vào những định kiến sai lầm của xã hội và nghĩ rằng bản thân mình là người kém cỏi, yếu đuối.

    Một hệ quả thường thấy của tự kỳ thị là nạn nhân cảm thấy họ đáng trách, vô giá trị và không đáng sống. Sự tự kỳ thị cũng làm sai lệch niềm tin của bệnh nhân về những gì người khác nghĩ về họ. Ví dụ: Họ nghĩ rằng người khác sẽ dè bỉu, tránh xa mình khi biết họ gặp các vấn đề tâm lý. Do đó họ né tránh các tương tác xã hội, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể ngược đãi bản thân hoặc tự sát.

 

Những ảnh hưởng của sự kỳ thị các vấn đề sức khỏe tâm thần

   Sự kỳ thị gây nên những tác động cực kỳ tiêu cực đến cuộc sống của những người mắc bệnh lý tâm thần, như:

Các vấn đề tâm lý

   Sự kỳ thị dẫn đến việc suy giảm lòng tự trọng và sự tự tin của những người mắc các vấn đề tâm lý. Điều này khiến tình trạng bệnh của bệnh nhân có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gia tăng triệu chứng hoặc tạo thành các vấn đề tâm lý khác đi kèm, ví dụ như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu do bị kỳ thị.

   Sự kỳ thị cũng ngăn cản bệnh nhân tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc điều trị. Bệnh nhân sợ phải đối mặt với những ánh mắt khác thường của người xung quanh, do đó họ tìm cách giấu bệnh, tự mình gặm nhấm các nỗi đau.

   Người bệnh tự kỳ thị các vấn đề của bản thân sẽ cản trở khả năng tự phục hồi của họ, điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu năm 2018.

   Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng sự kỳ thị cũng gây ảnh hưởng đến tỷ lệ tự tử ở những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Theo đó, những người phải chịu sự kỳ thị của xã hội và tự kỳ thị bản thân có nhiều ý muốn tự tử hơn.

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội

   Sự kỳ thị về sức khỏe tâm thần gây ảnh hưởng rất nhiều tới các mối quan hệ xung quanh người bệnh. Họ có thể bị cô lập hoặc tự cô lập bản thân với bạn bè, gia đình. Thậm chí, nhiều người bệnh bị người khác bắt nạt, quấy rối hoặc có các hành vi bạo lực.

>>> Xem thêm: Những cách giúp bạn đối phó với việc bị cô lập.

 

Một số người bệnh bị bắt nạt, quấy rối.

Một số người bệnh bị bắt nạt, quấy rối.

 

   Những người có quan điểm tiêu cực về vấn đề sức khỏe tâm thần khiến các bệnh nhân khó có thể xây dựng một mối quan hệ với họ.

Chất lượng cuộc sống

   Sự kỳ thị có thể khiến những người có các vấn đề tâm lý có ít cơ hội việc làm và thăng tiến trong nghề nghiệp hơn. Ngoài ra, sự khó thành lập các mối quan hệ khiến họ gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc, ví dụ như chịu sự kỳ thị của sếp hoặc đồng nghiệp.

   Điều này dẫn đến chất lượng cuộc sống của những người mắc các vấn đề tâm lý bị suy giảm đáng kể.

 

Làm thế nào để giảm sự kỳ thị với các vấn đề tâm lý?

   Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm sự kỳ thị vấn đề sức khỏe tâm thần:

  • Tìm hiểu về sức khỏe tâm thần: Để giảm bớt sự kỳ thị về sức khỏe tâm thần thì việc tìm hiểu thêm về nó là rất quan trọng. Chúng ta cần hiểu rằng tình trạng sức khỏe tâm thần là bệnh tật giống như tình trạng sức khỏe thể chất. Điều này giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, hiểu lầm và phán xét xung quanh đó.
  • Sử dụng từ ngữ cẩn thận: Tránh những từ ngữ có tính tiêu cực như “điên”, “thần kinh”, đây là những từ ngữ mang tính phán xét và kỳ thị.
  • Cho người khác thấy rằng sự kỳ thị là không chính xác.
  • Nhận hỗ trợ từ các nguồn lực cộng đồng, trường học và nơi làm việc
  • Chia sẻ câu chuyện của bạn: Nếu bạn là người đang mắc bệnh tâm thần, một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để giảm bớt sự kỳ thị là chia sẻ câu chuyện của bạn . Bằng cách cho  mọi người hiểu về việc sống chung với các bệnh lý tâm thần như thế nào, những người xung quanh có thể giảm sự hiểu lầm và phán xét về bạn.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về sự kỳ thị với các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Sự kỳ thị này gây tác động tiêu cực đến người bệnh, khiến họ không dám chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ. Vì vậy, chúng ta nên lắng nghe, thấu hiểu và không phán xét các vấn đề của họ. Nếu còn điều gì muốn tâm sự, bạn có thể gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: kỳ thị
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Bị chồng bạo hành, tôi nên ly hôn hay tiếp tục chịu đựng

Bị chồng bạo hành, tôi nên ly hôn hay tiếp tục chịu đựng

  Hai vợ chồng tôi yêu và tìm hiểu nhau 2 năm rồi mới cưới, thời gian lâu như thế nên tôi cứ ngỡ là mình đã hiểu hết về anh rồi, nhưng tới khi lấy nhau về tôi mới vỡ lẽ ra con người thật của anh.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi