Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao bản thân mình lại tự ti, nhút nhát, không dám thể hiện mình? Tại sao bạn luôn có xu hướng muốn sống và làm hài lòng mọi người xung quanh? Hoặc tại sao bạn luôn cầu toàn, cứng nhắc trong tất cả mọi việc? Theo tâm lý học, đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tổn thương đứa trẻ bên trong mình. Vậy đứa trẻ bên trong là gì? Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ bên trong? Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nhé!

 

Làm sao để chữa lành đứa trẻ bên trong?

Làm sao để chữa lành đứa trẻ bên trong?

 

Đứa trẻ bên trong là gì?

   Đứa trẻ bên trong (hay còn được gọi là đứa trẻ nội tâm, tiếng Anh là inner child) là khái niệm được đưa ra bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Carl Jung. Theo tâm lý học, ai cũng có một đứa trẻ bên trong, đây là nơi lưu giữ những ký ức, những trải nghiệm và những cảm xúc của chúng ta đã trải qua trong thời thơ ấu đến trước tuổi dậy thì. Đây cũng chính là nền tảng tạo nên nhận thức, cách suy nghĩ, cá tính và bản ngã của mỗi cá nhân trong hiện tại.

   Không phải ai cũng có được một tuổi thơ trọn vẹn. Nếu bạn đã từng trải qua những sự kiện gây tổn thương tâm lý thời thơ ấu như bị bỏ rơi, bạo hành,... thì đứa trẻ bên trong bạn sẽ trở nên nhỏ bé, dễ bị tổn thương. Điều này khiến bạn bị tác động rất nhiều về mặt tâm lý, bạn dễ trở nên nóng giận, khó có thể kiềm chế cảm xúc và hành vi của bản thân. Đặc biệt, những tổn thương chất chứa và tích tụ bên trong sẽ có thể bùng phát bất cứ lúc nào và tác động rất lớn đến đời sống, sức khỏe của bạn.

   Hiện nay có rất nhiều các trường hợp người bệnh mắc trầm cảm, rối loạn tâm sinh lý, tự kỷ, stress, mệt mỏi kéo dài mà có nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chính người bệnh. Tức là dù môi trường bên ngoài không tác động quá lớn đến họ nhưng họ vẫn mắc phải các vấn đề tâm lý do chính sự mâu thuẫn bên trong bản thân gây nên. Do đó việc khám phá và chữa lành đứa trẻ bên trong bạn thật sự rất cần thiết.

 

Những nguyên nhân khiến đứa trẻ bên trong bị tổn thương cần được chữa lành

   Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến và thường gặp khiến đứa trẻ bên trong bị tổn thương:

 

Tuổi thơ bị bạo hành là một nguyên nhân khiến đứa trẻ bên trong bạn bị tổn thương.

Tuổi thơ bị bạo hành là một nguyên nhân khiến đứa trẻ bên trong bạn bị tổn thương.

 

  • Tuổi thơ thường xuyên bị bạo hành, ngược đãi về thân thể lẫn tinh thần.
  • Là nạn nhân của bạo lực học đường, gia đình.
  • Bị bỏ rơi, thiếu vắng tình yêu thương, không được quan tâm, chăm sóc.

>>> Xem thêm: Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu: Nguyên nhân và cách chữa lành

  • Do sự ảnh hưởng từ những lời nói tiêu cực, mang tính chất sát thương.
  • Được dạy dỗ một cách nghiêm khắc, độc đoán, cực đoan.
  • Từng bị lăng mạ, sỉ nhục, chê bai, trách mắng, so sánh với nhiều người.
  • Được dạy dỗ một cách quá nghiêm khắc, độc đoán, cực đoan.
  • Sống trong gia đình thiếu vắng tình thương, cha mẹ thường xuyên bất hòa, mâu thuẫn hoặc ly hôn.
  • Bị đối xử bất công, không nhận được sự công bằng, luôn bị khinh thường.
  • Bị bỏ rơi, thiếu vắng tình yêu thương, không được quan tâm, chăm sóc.
  • Đã từng bị phản bội trong quá khứ, mất niềm tin.

>>> Xem thêm: Hậu quả của chấn thương tâm lý thời thơ ấu.

 

Dấu hiệu nhận biết đứa trẻ bên trong đang bị tổn thương

   Một người có đứa trẻ bên trong đang bị tổn thương và đau khổ sẽ mang theo những thiếu sót về hành vi, suy nghĩ, cách cư xử bên ngoài. Họ thường dễ rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, suy nghĩ tiêu cực. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống, sinh hoạt hàng ngày và lựa chọn về tương lai, công việc của họ.

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết một người đang bị tổn thương đứa trẻ bên trong như:

  • Cảm thấy bản thân đang gặp phải một vướng mắc nào đó nhưng không thể xác định được rõ ràng.
  • Có xu hướng muốn sống và làm hài lòng mọi người xung quanh, không có chính kiến và bản sắc riêng của mình.
  • Gặp khó khăn khi nói lời từ chối, thường nói đồng ý khi trong lòng cảm thấy không thoải mái.
  • Cảm thấy bất an, lo lắng khi phải thực hiện một điều gì đó quá mới mẻ.
  • Có xu hướng muốn tích trữ mọi thứ và khó buông bỏ chúng.
  • Cho rằng bản thân thiếu sót, liên tục tự chỉ trích, chê bai bản thân.
  • Luôn muốn che giấu cảm xúc của mình, thấy xấu hổ khi bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ như: buồn bã, khóc lóc, tức giận.
  • Là người cầu toàn, cứng nhắc trong tất cả mọi việc. Cảm thấy giá trị của mình gắn liền với năng suất làm việc hoặc thành công: Nếu không phải là người giỏi nhất thì là người tồi tệ nhất.
  • Có trách nhiệm với những người xung quanh nhưng lại thường bỏ bê chính bản thân.
  • Luôn tìm cách tránh né hoặc hạn chế tối đa các xung đột, mâu thuẫn.
  • Cảm thấy khó khăn khi thiết lập mối quan hệ lành mạnh, gần gũi với bố mẹ hoặc trong các mối quan hệ tình cảm.
  • Cảm thấy khó khăn để phải từ chối một ai đó, tuy nhiên khi đồng ý lại cảm thấy khó chịu, không thoải mái.
  • Rất sợ hãi việc bị bỏ rơi và luôn cố gắng để níu kéo, nắm giữ một mối quan hệ.
  • Phản ứng mạnh mẽ với những lời chỉ trích nhẹ nhàng, có thể bằng cách đóng cửa, phá vỡ hoặc nổi khùng lên
  • Luôn tự trách mắng, chỉ trích bản thân khi gây ra những thiếu sót hoặc các yếu điểm của chính mình.
  • Cảm thấy không đủ tư cách để sống.

  Tùy vào nguyên nhân tổn thương của “đứa trẻ” mà mỗi người sẽ có các triệu chứng và cách biểu hiện khác nhau. Tuy vậy, hầu hết những người gặp phải tổn thương trong quá khứ đều có những hành động, suy nghĩ, cảm xúc khác lạ khi trưởng thành.

 

Cách chữa lành đứa trẻ bên trong bạn

   Chúng ta đều cảm thấy sợ hãi và muốn tránh né việc hồi tưởng lại những trải nghiệm, ký ức tồi tệ trong quá khứ. Tuy nhiên, việc chối bỏ đứa trẻ không thể giúp bạn chữa lành các tổn thương mà còn làm cho chúng trở nên nghiêm trọng và nặng nề hơn.

   Để chữa lành những tổn thương của đứa trẻ bên trong bạn, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như:

Hãy lắng nghe đứa trẻ bên trong bạn

Bạn hãy lưu ý đến những gì xảy ra thường ngày và lưu ý cảm xúc của bạn, ví dụ:

  • Biểu hiện tức giận vì nhu cầu không được đáp ứng
  • Sự bỏ rơi hoặc việc bị từ chối
  • Sự bất an
  • Sự tổn thương
  • Cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ
  • Sự lo lắng

   Nếu bạn có thể truy nguyên những cảm xúc này từ những sự kiện cụ thể trong thời thơ ấu, bạn sẽ nhận ra những tình huống tương tự trong cuộc sống trưởng thành sẽ dẫn đến những phản ứng tương tự.

   Ví dụ: Người yêu của bạn lỡ hẹn với bạn vì công việc đột xuất khiến bạn cảm thấy tức giận, buồn bã, bị bỏ rơi dù biết rằng thật ra người kia cũng không muốn vậy. Bạn liên hệ với quá khứ và nhận ra rằng những cảm xúc của mình giống với cảm giác khi bố mẹ hủy bỏ buổi đi chơi vì một lý do nào đó

Viết một bức thư với đứa trẻ bên trong dưới góc nhìn của người trưởng thành

   Bạn có thể viết về những ký ức thời thơ ấu từ góc nhìn của người lớn và đưa ra cái nhìn sâu sắc hơn hoặc lời giải thích cho những hoàn cảnh đau buồn mà bạn không thể hiểu lúc đó. Bạn hãy giải thích cho đứa trẻ hiểu và xoa dịu nó.

Thử tập thiền

   Thiền mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần, một trong số đó sự hữu ích cho quá trình làm việc với đứa trẻ bên trong. Thiền giúp nâng cao nhận thức về bản thân, dạy bạn cách chú ý đến những cảm xúc xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày. Quan tâm đến cảm xúc nhiều hơn sẽ giúp bạn dễ dàng nhận thấy những tình huống cụ thể nào sẽ phát sinh các phản ứng vô ích. Thiền cũng giúp bạn thoải mái hơn với những cảm xúc không mong muốn. Ngoài ra, thiền giúp bạn thực hành thừa nhận và đối mặt với bất kỳ cảm xúc nào xuất hiện trong cuộc sống.

 

Thiền sẽ rất hữu ích cho quá trình chữa lành đứa trẻ bên trong.

Thiền sẽ rất hữu ích cho quá trình chữa lành đứa trẻ bên trong.

 

Liên tưởng lại những niềm vui của tuổi thơ

   Khi trưởng thành bạn phải gánh vác thêm nhiều trách nhiệm hơn, tuy vậy bạn cũng không nên lãng quên đi những giây phút, kỉ niệm đáng nhớ và vui vẻ thời tuổi thơ. 

   Nếu thời thơ ấu của bạn thiếu những trải nghiệm tích cực, việc kết nối lại với khoảnh khắc vui tươi lúc trước và dành thời gian cho niềm vui có thể giúp bạn chữa lành nỗi đau khi còn nhỏ.

   Nếu như thời thơ ấu của bạn thiếu vắng những kí ức hạnh phúc thì việc trở lại là một đứa trẻ ngây thơ để thực hiện những điều mình thích sẽ giúp nguôi ngoai phần nào những tổn thương trong quá khứ.

Trị liệu tâm lý

   Tổn thương tâm lý trong quá khứ có thể gây ra nhiều nội đau không thể xóa nhòa. Bạn có thể đến gặp các chuyên gia tâm lý để nhận được sự giúp đỡ chuyên nghiệp hơn. Chuyên gia tâm lý sẽ phát hiện ra những trải nghiệm thời thơ ấu và các sự kiện khác trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, các mối quan hệ và sức khỏe tổng thể của bạn như thế nào, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

   Hy vọng rằng bài viết này đã cho bạn biết thêm nhiều thông tin hữu ích về đứa trẻ tồn tại bên trong bạn và cách chữa lành đứa trẻ bên trong. Quá khứ là điều chúng ta hoàn toàn không thay đổi được nhưng hiện tại và tương lai bạn có thể xây dựng và cải thiện tốt hơn. Chúc bạn sẽ chữa lành được đứa trẻ đang bị tổn thương trong con người bạn!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Nhận diện và đối phó với 10 kiểu nuôi dạy con độc hại của các bậc cha mẹ

Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình.

Cha mẹ “giận cá chém thớt” lên con cái: Cẩn trọng những hậu quả khôn lường

Trong bộ phim “Đừng làm mẹ cáu”, chúng ta đã thấy mẹ Quỳnh của bé Happi chính là vì gánh nặng "cơm, áo, gạo, tiền" mà liên tục dùng đòn roi với bé.  Trên thực tế, trường hợp như vậy không hề hiếm ở đời thực. 

7 nguyên nhân chính gây trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần trong đó một người phải trải qua tâm trạng tồi tệ, cảm giác buồn bã và mất hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống.

Chuẩn bị tâm lý cho con trẻ khi cha mẹ ly hôn

Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ như thế nào khi ly hôn?

Trầm cảm - hậu quả đè nặng con cái khi bố mẹ ly hôn

Trầm cảm - hậu quả đè nặng con cái khi bố mẹ ly hôn
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi