Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh với học sinh LGBT

Mục lục [Ẩn]

 

   “Trong trường, em đi đến đâu thì cũng sẵn sàng có một nhóm đứng ra bình phẩm, đánh giá, kể cả là không quen”, "Thầy giáo nói em là “biến thái” trước cả lớp"“Con bị nhốt vào phòng và đánh (khi công khai là đồng tính) vì các bạn khác cho rằng những người như con làm ô uế nhà trường”. Đây là những lời chia sẻ của một số học sinh LGBT từng bị bạo lực học đường vì giới tính của mình. Trên thực tế, bạo lực học đường là một vấn nạn phổ biến, đặc biệt với những học sinh thuộc cộng đồng LGBT.

 

Học sinh thuộc nhóm LGBT có nguy cơ dễ phải trải qua các hình thức bạo lực học đường đáng kể so với các bạn học khác.

Học sinh thuộc nhóm LGBT có nguy cơ dễ phải trải qua các hình thức bạo lực học đường đáng kể so với các bạn học khác.

 

Vấn nạn bạo lực học đường ở đối tượng học sinh nhóm LGBT

   Theo Báo cáo nghiên cứu bạo lực học đường trên cơ sở giới tại Việt Nam được thực hiện bởi UNESCO năm 2016, những học sinh ở độ tuổi từ 10 - 19 tự coi là LGBT có nguy cơ bị bạo lực học đường nhiều hơn đáng kể so với các bạn học khác. Nghiên cứu cho thấy:

  • 71% học sinh LGBT đã trải qua bạo lực thể chất.
  • 72.2% học sinh LGBT bị bạo lực lời nói.
  • 65.2% học sinh LGBT bị bạo lực tâm lý xã hội.
  • 26% học sinh LGBT bị bạo lực tình dục.
  • 20% học sinh LGBT bị bạo lực liên quan đến công nghệ thông tin.

   Những học sinh chuyển giới còn gặp nhiều khó khăn hơn các bạn đồng tính nam và đồng tính nữ. Các bạn bị bắt thay đổi về ngoại hình và biểu hiện giới tính, cảm thấy khó chịu khi phải mặc đồng phục cho nam hoặc nữ, không thoải mái khi sử dụng phòng thay đồ và nhà vệ sinh,...

   Trước đó, Nghiên cứu Thanh thiếu niên LGBT (của tổ chức Save Children và Viện nghiên cứu Y – Xã hội học ISMS tại TPHCM năm 2015) cũng cho thấy những con số đáng báo động về tình trạng phân biệt đối xử vì là LGBT trong trường học. Theo đó, các học sinh LGBT thường phải đối diện với những vấn đề sau:

  • Bị bắt nạt, quấy rầy bởi bạn bè: 53,8%.
  • Bị bắt nạt, quấy rầy bởi giáo viên, cán bộ nhà trường: 23%.
  • Bị ép buộc thay đổi đồng phục: 20,4%.
  • Bị ép buộc thay đổi kiểu tóc, cử chỉ, điệu bộ: 29,3%.

 

 Thống kê của UNESCO về bạo lực học đường ở học sinh LGBT.

Thống kê của UNESCO về bạo lực học đường ở học sinh LGBT.

 

    Theo đó, ta thấy sự phân biệt đối xử và bạo lực học đường không chỉ xuất phát từ các bạn bè đồng trang lứa mà có thể còn xuất phát từ thầy cô - những người đáng lẽ phải bảo vệ các em trong khuôn viên trường học. Trên thực tế, cho dù nhận thức của người lớn về cộng đồng LGBT đã được cải thiện trong thời gian qua, với nhiều người thuộc thế hệ cũ vẫn cần thời gian để chấp nhận và thích nghi với những kiến thức mới về giới, cũng như đảm bảo môi trường học tập an toàn, bình đẳng giữa mọi học sinh.

   Từ nỗi sợ và lo lắng về cộng đồng LGBT do chưa có kiến thức, việc nhiều nhà trường đưa ra các quy định cấm cản, hạn chế, hay cô lập học sinh trong nhóm LGBT không chỉ ảnh hưởng tới các em nằm trong nhóm LGBT mà còn khiến phần lớn học sinh gặp hạn chế trong việc khám phá bản thân, tìm tới các nguồn lực hỗ trợ từ thầy cô giáo, và tránh né việc đưa ra các vấn đề về giới trong trường học, như quy định mặc áo dài ở nữ sinh, việc sử dụng phòng vệ sinh ở học sinh chuyển giới,...

   Bạo lực học đường là một vấn nạn vô cùng nhức nhối bởi môi trường học đường đáng lẽ phải là một môi trường lành mạnh, giúp học sinh cảm thấy được an toàn, được chấp nhận và ủng hộ, không bị phân biệt dựa trên xuất thân, ngoại hình hay xu hướng tính dục.

 

Những hệ quả khôn lường về bạo lực học đường ở bệnh nhân LGBT

   Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với học sinh LGBT trong các trường học đã để lại di chứng không nhỏ lên tâm hồn và thể chất.

    Theo nghiên cứu của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCHIP), có tới 80% học sinh LGBT bị bạo lực ngay trong lớp học nhưng không được giải quyết. Ðây là nguyên nhân khiến:

  • 47,2% học sinh trở nên chán học, không muốn đến trường.
  • 50% cho rằng môi trường học tập không an toàn cho LGBT.
  • 54% căng thẳng tinh thần, sa sút học tập.
  • 34,9% có ý định tự tử.

   Theo nghiên cứu của GS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến về bạo lực học đường liên quan đến SOGIE với 3.698 người gồm học sinh nhà trường, học sinh LGBT cho thấy  nhiều học sinh LGBT bị bạo hành có ý nghĩ tự tử hoặc làm mình bị thương (trong 12 tháng trước khảo sát); bỏ học hoặc sử dụng chất có cồn. Nhiều em bị ảnh hưởng tâm lý khiến kết quả học tập dưới trung bình.

 

Bạo lực học đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thể chất và tinh thần.

Bạo lực học đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thể chất và tinh thần.

 

   Một số hậu quả khác từ việc kỳ thị, bạo lực học đường với những người LGBT là:

  • Đe dọa tính mạng của người đồng tính khi bị “trừng phạt", đánh đập, xâm hại.
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và có nguy cơ gây sang chấn tâm lý.
  • Gia tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích, tham gia vào các hoạt động tình dục nguy hiểm, và tự sát.
  • Hạn chế cơ hội được nhận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ, các phúc lợi xã hội.
  • Đẩy người LGBT vào các tình thế phải bỏ việc, bỏ học, buộc thôi việc làm.
  • Khiến cho những người thuộc cộng đồng LGBT ngần ngại, gặp khó khăn trong việc công khai tính dục.

 

Phải làm sao để chống lại nạn học đường với  cộng đồng LGBT?

Về phía nhà trường

   Nhà trường cần nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về giới tính (khuynh hướng tính dục và bản dạng giới/ thể hiện giới), bằng cách như:

  • Thực hiện các biện pháp can thiệp có tính giáo dục: Như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên,...
  • Có những hành động hỗ trợ đặc thù và thiết thực: Như cho phép sự linh hoạt trong quy định mặc đồng phục và xây phòng vệ sinh không phân biệt giới tính,...
  • Ngoài nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức và lối sống cho các em, nhà trường cần đưa chương trình giáo dục giới tính LGBT lồng ghép vào các giờ giảng dạy về giới tính, có thể hạn chế mức độ sợ hãi về chứng đồng tính mà họ đang phải hứng chịu.
  • Thành lập câu lạc bộ dành cho người LGBT và bạn bè ủng hộ để chia sẻ tâm tư tình cảm.

 

 Nhà trường nên có những buổi giáo dục giới tính lồng ghép vào chương trình học.

Nhà trường nên có những buổi giáo dục giới tính lồng ghép vào chương trình học.

 

  Bên cạnh đó, ban Giám hiệu nhà trường cùng các cô giáo gần gũi với các học sinh LGBT để hỗ trợ các em một cách thiết thực, giúp cho các em có một chỗ dựa vững chắc với trạng thái tâm lý thoải mái và tin tưởng nhất.

Về phía phụ huynh

    Bạo lực học đường gây ảnh hưởng đến cả tinh thần và thể chất của học sinh. Các con dễ mắc các vấn đề tâm lý, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và học tập. Là phụ huynh, bạn nên chú ý các biểu hiện bất thường của con để có phương hướng giải quyết kịp thời như làm việc với nhà trường, đưa con đi gặp chuyên gia tâm lý nếu con có biểu hiện bị sang chấn tâm lý hoặc trầm cảm do bạo lực học đường,...

Với học sinh

    Cũng theo nghiên cứu của GS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến, khi bị bạo lực, lực chọn phổ biến nhất là “Tìm kiếm sự hỗ trợ của người lớn” - 29,3% học sinh LGBT đã chọn phương án này. Lựa chọn phổ biến thứ hai là “Không làm gì cả/im lặng chịu đựng” (18,7% học sinh LGBT đã chọn cách phản ứng này). Bạn cần nhớ rằng, sự im lặng sẽ không giúp bạn giải quyết được bạo lực. Vì vậy, bạn cần báo ngay với nhà trường và phụ huynh nếu đang bị bạo lực học đường để được hỗ trợ, giúp đỡ. Nếu vẫn không nhận được sự giúp đỡ cần thiết, bạn hãy gọi đến Tổng đài 111 là Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em. Đây là tổng đài tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

   Trên đây là một số thông tin về vấn nạn bạo lực học đường ở đối tượng học sinh LGBT. Để giúp trẻ vị thành niên có cơ hội khám phá bản thân và phát triển lành mạnh, thái độ cởi mở của gia đình, nhà trường, và một môi trường học tập an toàn, bình đẳng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Rối loạn lo âu, trầm cảm ở cộng đồng LGBT

Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cộng đồng LGBT dễ chịu ảnh hưởng hơn bởi các tâm bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm…

Tự kỳ thị đồng tính- Khi người đồng tính tự kỳ thị bản thân mình

Chúng ta thường nghĩ rằng sự kỳ thị đồng tính chỉ có thể diễn ra giữa người dị tính và LGBT. Tuy nhiên trên thực tế, không ít người đồng tính lại tự có những định kiến về xu hướng tình dục của mình, thậm chí là tự kỳ thị chính bản thân mình.

LGBT và rào cản từ gia đình

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã có nhiều cái nhìn cởi mở hơn với cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, ở vị trí là cha, mẹ, nhiều người vẫn chưa thể chấp nhận con mình đồng tính.

Tỷ lệ trầm cảm ở đồng tính nam cao gấp 3 lần: Nguyên nhân và giải pháp

Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với người đồng tính nam trên 16 tuổi từ tháng 2-8/2021 đến phòng khám của bệnh viện, cho thấy 14,2% mắc trầm cảm, trong đó 2,7% ở mức độ nặng.

Cha mẹ cần làm gì khi con bị cô lập, tẩy chay

Có một hình thức bạo lực học đường thường bị mọi người bỏ qua hoặc không nhận biết được nhưng cũng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đó là sự tẩy chay, cô lập.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi