Mục lục [Ẩn]
Việc kết thúc một mối tình với nhiều người thường không phải là điều gì dễ dàng. Dù bạn đã chia tay người yêu vì bất cứ lý do gì đi chăng nữa thì đều khó tránh khỏi cảm giác tổn thương, đau đớn. Dưới đây là 5 giai đoạn tâm lý sau chia tay thường gặp nhất và cách vượt qua từng giai đoạn, mời bạn theo dõi!
Tâm lý sau chia tay diễn ra như thế nào?
5 giai đoạn tâm lý sau chia tay
Giai đoạn 1: Phủ nhận thực tế
Sau khi chia tay, phủ nhận thực tế là tâm lý thường gặp nhất, đặc biệt nếu bạn bị chia tay ở vị trí thụ động. Đây là cơ chế tự nhiên để bạn bảo vệ bản thân khỏi cảm giác đau đớn.
Bạn không thể chấp nhận rằng đối phương không còn yêu mình nữa và mối tình này đã kết thúc. Một số suy nghĩ thường thấy trong giai đoạn này là:
- Chắc anh ấy/ cô ấy chỉ giận dỗi mình thôi, mai mình xin lỗi là được mà.
- Chúng mình đang hạnh phúc như vậy, không có lý do gì mà lại chia tay như vậy được.
- Chắc anh ấy/ cô ấy chỉ trêu mình, thử xem mình có yêu anh ấy/ cô ấy hay không thôi mà.
- …
Trong giai đoạn này, cảm xúc lấn át đi hết lý trí nên bạn vẫn tin rằng người đấy sẽ quay lại dù điều đó bất khả thi.
Giai đoạn 2: Giận dữ
Sau thời gian cố gắng phủ nhận sự thật trong vô vọng thì ở giai đoạn này, bạn đã bắt đầu chấp nhận rằng các bạn đã chia tay và không có khả năng quay lại. Lúc này, cơ thể bạn bắt đầu tiết ra những hormone tiêu cực như cortisol hoặc adrenalin khiến bạn trở nên giận dữ. Bạn tức giận với mọi thứ, tức giận với người cũ, tức giận với chính mình hoặc tức giận với những tác nhân dẫn tới sự tan vỡ này. Bạn rất dễ nói ra những lời khiến cả người kia và bản thân mình bị tổn thương, ví dụ:
- Tức giận với người cũ: “Anh ta là một thằng tồi, kẻ lăng nhăng, đồ khốn nạn,...”
- Tức giận với chính bản thân mình: “Mình thật ngu ngốc khi yêu anh ta, mắt mình bị mù rồi”, “tại sao mình lại làm như vậy?”, “tại sao mình lại đối xử với anh ấy/ cô ấy tốt hơn?”,...
- …
Giai đoạn 3: Đàm phán
Sau khi cảm giác tức giận đã vơi bớt đi, bạn tuyệt vọng phát hiện ra rằng mình vẫn còn yêu người kia rất nhiều và không thể thoát ra khỏi nỗi đau sau chia tay. Vì vậy, bạn bắt đầu níu kéo người kia với mong muốn hàn gắn.
Có người khóc lóc, gọi điện cho người cũ hay đứng trước nhà người ấy để chờ đợi. Có người thì cố gắng thương lượng, đàm phán để mong hàn gắn được mối quan hệ. Thậm chí, có người còn có những hành vi đe dọa đến tính mạng của bản thân hoặc người kia. Thực tế ta đã thấy rất nhiều những trường hợp tự tử vì tình hoặc sau khi chia tay, sát hại cả nhà bạn gái,...
Đây là những hành vi vô cùng tiêu cực, khiến bạn càng lún sâu vào vũng bùn mà không thể thoát ra được.
Giai đoạn 4: Giai đoạn trầm cảm
Lúc này, những cảm xúc tiêu cực, tuyệt vọng, bế tắc, chán chường xâm chiếm toàn bộ cơ thể và tâm trí của bạn. Bạn cảm thấy mọi thứ trở nên vô vọng, trống rỗng, bạn không có tâm trí làm bất kỳ điều gì cả. Bạn nghĩ rằng bản thân mình sẽ không bao giờ thoát ra được những đau khổ, bế tắc này.
Biểu hiện ở giai đoạn này khác nhau tùy theo từng người, như:
- Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm bất cứ việc gì ngoài nằm dài trên giường.
- Cảm giác bị cô lập với xung quanh, xa cách với mọi người dù luôn có người thân bên cạnh.
- Bạn có triệu chứng khó ngủ, mất ngủ hay ngủ quá nhiều.
- Bạn cảm thấy chán ăn hay ăn không kiểm soát, tiếp xúc với đồ uống có cồn nhiều hơn.
- Thậm chí, có người cảm thấy cuộc sống của mình không còn ý nghĩa nữa và muốn chấm dứt nó.
Những cảm giác tiêu cực, tuyệt vọng bao trùm lấy bạn.
Giai đoạn cuối cùng: Chấp nhận
Ở giai đoạn này, bạn đã bắt đầu chấp nhận sự rời bỏ của người kia khỏi cuộc đời của mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn đã hoàn toàn quên đi người ấy mà chỉ là bạn đã dần quen với nhịp sống không có sự hiện diện của họ. Sự chấp nhận không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng và vui vẻ mà thường ẩn chứa với cảm giác buồn kéo dài. Nhưng việc chấp nhận sẽ giúp bạn tìm thấy bình yên trong sự mất mát, có thể buông tay với mối quan hệ đã đến bờ vực kết thúc và tiếp tục bước đi trong cuộc đời.
Cách vượt qua các giai đoạn tâm lý sau chia tay
Cách vượt qua giai đoạn 1 phủ nhận thực tế
Trong giai đoạn tâm lý sau chia tay này, bạn nên học cách chấp nhận từng chút một. Một số lời khuyên dành cho bạn là:
- Cuộc sống luôn thay đổi mỗi ngày, tình yêu cũng vậy. Dù trước kia các bạn từng yêu nhau rất nhiều và yêu nhau chân thành nhưng bây giờ có thể điều đó đã không còn nữa.
- Người đó từng hứa hẹn nhiều điều với bạn, có thể lúc họ nói những điều đó, hoàn toàn là tình cảm thật lòng. Nhưng hiện tại họ không còn muốn tiếp tục những điều đó nữa, và bạn phải chấp nhận rằng lời hứa đôi khi chỉ để nói cho vui.
Cách vượt qua giai đoạn 2 giận dữ
Trong giai đoạn này, điều bạn không nên làm là đổ hết trách nhiệm và lý do cho bản thân mình hoặc người khác. Bởi vì, tình yêu xuất phát từ cả hai phía và chia tay cũng vậy, lỗi lầm không phải là của riêng ai. Tình yêu cũng là một điều bình thường, nó không phải là vĩnh cửu mà hoàn toàn có thể thay đổi.
Bạn hãy cố gắng giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách:
- Tìm cho mình một vài hoạt động để giải trí, thư giãn như nghe nhạc, xem phim, gặp gỡ bạn bè,….Hoặc đọc một cuốn sách có nội dung thú vị cũng giúp bạn có được lối suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn.
- Tập yoga, thiền để xoa dịu cảm xúc của mình.
Cách vượt qua giai 3 đoạn đàm phán
Việc bạn cần làm lúc này là tránh xa tất cả các phương tiện liên lạc mà bạn có thể kết nối với người ấy, chẳng hạn như mạng xã hội.
Bạn hãy rời xa mạng xã hội, đừng nghĩ đến chuyện nhắn tin níu kéo tình cảm, theo dõi người kia hay tìm kiếm những hình ảnh liên quan đến kỷ niệm giữa hai người. Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống. Bạn có thể thực hiện những điều mà mình yêu thích, đi những nơi mà mình muốn đi ngày trước hoặc tích cực gặp gỡ bạn bè.
Cách vượt qua giai đoạn 4 trầm cảm
Trong giai đoạn này, bạn nhớ không nên để những cảm xúc tiêu cực chiếm hữu bản thân mà hãy cố gắng lấy lại sức khỏe tinh thần trước khi quá muộn:
- Yêu thương, chăm sóc bản thân mình nhiều hơn, dành thời gian gia tăng giá trị bản thân.
- Ở cùng những người thân, bạn bè, những người có suy nghĩ tích cực, bạn hãy trải lòng với họ. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên, lời an ủi hoặc đơn giản chỉ là lắng nghe tâm sự của bạn, giúp bạn cảm thấy nhẹ lòng hơn.
- Hãy đứng dậy và bắt đầu công việc của mình. Đó có thể là tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, những khóa học ngoài giờ, những câu lạc bộ thể thao dựa theo sở thích. Việc tự làm mình bận rộn và yêu thương bản thân nhiều hơn cũng là cách tốt nhất để bạn vượt qua được giai đoạn tâm lý khó khăn này.
- Sử dụng BoniBrain của Mỹ để cơ thể bạn tăng tiết hormon hạnh phúc serotonin và dopamin, từ đó giảm giác buồn bã, mệt mỏi, chán chường, tuyệt vọng sau chia tay. Ngoài ra, BoniBrain còn bạn tăng năng lượng và cảm thấy yêu đời hơn.
BoniBrain giúp giảm cảm giác buồn bã, chán chường, tuyệt vọng sau chia tay.
Cách vượt qua giai đoạn chấp nhận
Bạn hãy tránh những thứ có thể gợi lên ký ức cũ và kích hoạt cảm xúc của bạn bằng cách:
- Cất các bức ảnh cũ ở những nơi không dễ nhìn thấy.
- Tránh xa những địa điểm liên quan đến kỉ niệm của hai người khiến bạn dễ xúc động.
- Nghĩ đến những lợi ích của việc chia tay.
- Chỉ liên lạc lại với người cũ khi bạn đã sẵn sàng trở thành bạn bè với họ.
- Luôn tin rằng mọi thứ sẽ qua mà thôi, vấn đề chỉ là thời gian.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được 5 giai đoạn tâm lý sau chia tay. Nắm được điều này sẽ khiến bạn cảm thấy đỡ tồi tệ hơn và có niềm tin vào tương lai phía trước. Bạn hãy nhớ rằng tất cả mọi thứ sẽ qua và tương lai tốt đẹp đang chờ đợi bạn phía trước!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập