Mục lục [Ẩn]
Trải qua một cơn đau không chỉ khó chịu về mặt thể chất mà còn gây căng thẳng về mặt tâm lý, đặc biệt khi đó là cơn đau mãn tính. Việc thường xuyên phải đối phó với cơn đau sẽ dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí dẫn đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay rối loạn lo âu.
Đau mãn tính và các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Đau mãn tính là gì?
Đau mạn tính là cơn đau trên 3 - 6 tháng, kéo dài, hay tái phát ngay cả khi vết thương đã lành hoặc bệnh lý nguyên nhân đã khỏi. Khi đó, hệ thống thần kinh nhận được tín hiệu đau liên tục trong nhiều tháng, nhiều năm.
Đây là một tình trạng rất phổ biến. Ở Hoa Kỳ, theo một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vào năm 2021, khoảng 20,9% người lớn ở Hoa Kỳ (tức là 51,6 triệu người) bị đau mãn tính và 6,9% người lớn (17,1 triệu người) bị đau mãn tính tác động cao.
Nguyên nhân thường gặp nhất là do viêm khớp dạng thấp, viêm gân, đau nửa đầu, đau sau đột quỵ, đau sau phẫu thuật, đau do ung thư…
Mối quan hệ giữa đau mãn tính và các vấn đề sức khỏe tâm thần
Đau mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thế nào?
Những người sống chung với tình trạng đau mãn tính có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn sử dụng chất gây nghiện.
Theo số liệu của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ: 55,6% người lớn đang bị đau mãn tính ở Hoa Kỳ có các triệu chứng trầm cảm và rối loạn lo âu không thuyên giảm. Trong khi đó, tỷ lệ những người bị đau mãn tính mà không có triệu chứng trầm cảm hay rối loạn lo âu chỉ chiếm 17,1%.
Tại sao đau mãn tính lại ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần? Một số nguyên nhân dẫn đến điều này là:
- Mức độ hormone căng thẳng cao bất thường:
Khi chúng ta bị đau, các vùng não chịu trách nhiệm phản ứng với sự căng thẳng sẽ được kích hoạt. Lúc này, cơ thể chúng ta bước vào phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy (fight-or-flight), các hormone căng thẳng tăng lên để giúp chúng ta chống lại hoặc thoát khỏi bất cứ điều gì gây ra cơn đau. Khi cơn đau không còn, những tín hiệu căng thẳng sẽ tắt và cơ thể chúng ta trở lại trạng thái thư giãn.
Tuy nhiên, nếu bạn bị các cơn đau mãn tính, các tín hiệu này sẽ không bao giờ tắt, các hormone căng thẳng luôn ở trạng thái cao và hệ thần kinh luôn ở trong tình trạng cảnh giác cao. Căng thẳng kéo dài không ngừng nghỉ sẽ khiến cơ thể trở nên suy sụp. Lượng hormone căng thẳng cao trong thời gian dài vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, vừa làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
- Khó khăn về giấc ngủ:
Cơn đau kéo dài khiến nhiều bệnh nhân phải đối diện với tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Một nghiên cứu từ năm 2021 đã khám phá mối quan hệ chặt chẽ giữa tình trạng đau mãn tính, chất lượng giấc ngủ và trầm cảm.
Đau mãn tính gây ra nhiều khó khăn về giấc ngủ.
Nghiên cứu được tiến hành trên 233 người bị đau mãn tính, kết quả cho thấy 36% người tham gia được chẩn đoán bị trầm cảm và khoảng 66% có chất lượng giấc ngủ kém. Từ đó, các chuyên gia đã tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa chứng đau mãn tính và chất lượng giấc ngủ kém, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở những người tham gia nghiên cứu.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:
Cơn đau mãn tính khiến người bệnh khó tham gia vào cuộc sống hàng ngày hoặc các hoạt động mà họ yêu thích. Theo số liệu của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ:
- 69,4% người bị đau mãn tính ở Hoa Kỳ cho biết công việc của họ bị hạn chế do vấn đề sức khỏe.
- 43,7% gặp khó khăn khi tự mình làm việc vặt.
- 55,7% gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động xã hội.
Cuộc sống hàng ngày không được đảm bảo có thể gây ra cảm giác cô lập, lòng tự trọng thấp, từ đó dẫn đến rối loạn lo âu và trầm cảm.
Trầm cảm, rối loạn lo âu dẫn đến các cơn đau mãn tính
Nhiều bệnh nhân trầm cảm và rối loạn lo âu và trầm cảm cho biết họ thường có các triệu chứng đau kéo dài như đau đầu, đau bụng, đau lưng,... Trên thực tế, tình trạng đau kéo dài được coi là một triệu chứng thể chất của các rối loạn tâm thần. Một nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng 75% bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng đau mãn tính.
Làm sao để đối phó với cơn đau mãn tính và trầm cảm?
Các phương pháp điều trị
- Sử dụng thuốc:
Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để cải thiện cả tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu và các cơn đau mãn tính. Điều này không có nghĩa là các cơn đau của bạn xuất hiện do tâm lý. Trên thực tế, thuốc chống trầm cảm có thể thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não, làm thay đổi cách bệnh nhân cảm nhận cơn đau và mang lại cảm giác nhẹ nhõm. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, mặc dù bạn không gặp các vấn đề tâm lý nhưng vẫn được kê thuốc chống trầm cảm.
- Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý là biện pháp hiệu quả mà ít rủi ro và tác dụng phụ, đặc biệt khi so sánh với việc sử dụng thuốc. 2 liệu pháp tâm lý phổ biến thường được sử dụng để giảm đau và các vấn đề tâm lý là:
- Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Liệu pháp này thay đổi nhận thức của bệnh nhân về cơn đau và giúp họ có các biện pháp đối phó, đồng thời làm giảm căng thẳng.
- Liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT): Liệu pháp này nhấn mạnh vào việc chấp nhận nỗi đau hơn là tránh né chúng và các tác nhân gây đau. Thay vì cứ lo lắng rằng về tình trạng đau của mình, bạn chấp nhận rằng mình bị đau và tìm cách thích nghi với nó.
Các mẹo để đối phó với cơn đau mãn tính và các vấn đề tâm lý
- Quản lý căng thẳng: Cơn đau dai dẳng dẫn đến mức độ căng thẳng tăng cao. Căng thẳng gây ảnh hưởng đến cơn đau và sức khỏe tinh thần của bạn. Vì vậy, học cách đối phó với căng thẳng một cách lành mạnh giúp bạn đối phó hiệu quả hơn với cơn đau mãn tính. Một số phương pháp đối phó với căng thẳng lành mạnh là thiền, tập hít thở, hoạt động thể chất. Bên cạnh đó, dùng thêm sản phẩm BoniBrain của Mỹ sẽ giúp bạn giảm căng thẳng hiệu quả hơn.
BoniBrain giúp giảm căng thẳng hiệu quả.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động bạn yêu thích: Thay vì chìm đắm trong bi quan, lo lắng, bạn nên đánh lạc hướng bản thân bằng cách tham gia vào các hoạt động bạn yêu thích. Việc tự cô lập bản thân sẽ nuôi dưỡng thái độ tiêu cực và khiến bạn cảm nhận nỗi đau sâu sắc hơn. Bạn nên tìm một sở thích giúp bạn kết nối với gia đình, bạn bè hoặc người khác.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ: Phải trải qua cơn đau một mình sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng tồi tệ. Lúc này, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, có thể là người thân, bạn đời, bạn bè,... giúp bạn hiểu rằng bản thân mình không đơn độc.
Việc đối phó với các cơn đau mãn tính và các rối loạn tâm thần là rất khó khăn. Hy vọng các biện pháp trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập