Bạo lực mạng tác động thế nào tới sức khỏe tinh thần?

Mục lục [Ẩn]

 

    Trong cuộc sống hiện đại, mạng xã hội mang lại cho ta nhiều lợi ích, giúp ta kết nối với nhiều người hơn, giao tiếp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng bị những kẻ xấu lợi dụng để bắt nạt tinh thần của người khác. Nhiều người bị bạo lực mạng, đặc biệt là trẻ em đã gặp các vấn đề tâm lý như stress, trầm cảm, rối loạn lo âu,...

 

Bạo lực mạng ảnh hưởng như thế nào?

Bạo lực mạng ảnh hưởng như thế nào?

 

Bạo lực mạng là gì?

   Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF): “Bạo lực mạng hay bắt nạt trên mạng là hình thức bắt nạt bằng việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Nó có thể diễn ra trên phương tiện mạng xã hội, nền tảng nhắn tin, nền tảng chơi game và điện thoại di động. Đó là hành vi lặp đi lặp lại, nhằm mục đích khiến những người bị nhắm mục tiêu sợ hãi, tức giận hoặc xấu hổ.”

   Các dạng bạo lực mạng thường gặp nhất là:

  • Quấy rối (Harassment): Kẻ bắt nạt nhắn tin, bình luận thông tin nhạy cảm, công kích nạn nhân nhằm mục đích xúc phạm, đe dọa người khác làm theo ý mình.
  • Gây đau khổ (Flaming): Kẻ bắt nạt sử dụng các ngôn ngữ công kích, mắng chửi để thu hút người khác vào bắt nạt nạn nhân.
  • Phỉ báng (Denigration): Kẻ bắt nạt gửi các thông tin giả mạo, không đúng sự thật để gây tổn hại, xấu hổ cho người khác.
  • Mạo danh (Impersonation): Kẻ bắt nạt đột nhập vào tài khoản Internet hoặc lập tài khoản giả mạo nhằm gửi các thông tin của người khác nhằm bắt nạt, vu khống.
  • Phát tán và lừa đảo (Outing and Trickery): Nạn nhân bị người khác lừa đảo, dụ dỗ nhằm lấy các thông tin bí mật của một người để chuyển tiếp cho người khác bao gồm cả hình ảnh, video, đoạn tin nhắn,…để thực hiện bắt nạt.
  • Cô lập (Exclusion): Là hành động cố tình cô lập một ai đó, không trả lời, không quan tâm đến họ trong các nhóm chat, mạng xã hội,...
  • Bám theo trên mạng (Cyber Stalking): Kẻ bắt nạt lặp đi lặp lại các hành động như gửi tin nhắn, bình luận đe dọa, quấy rối để làm tổn thương nạn nhân trong thời gian dài.

   Theo kết quả từ cuộc khảo sát ý kiến do UNICEF và Đại diện Đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Bạo lực đối với trẻ em vào năm 2019: 21% thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng.

>>> Xem thêm: Vì sao mạng xã hội có thể gây rối loạn lo âu, trầm cảm?

 

Tại sao bạo lực mạng lại phổ biến như vậy?

   Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bắt nạt trực tuyến, phổ biến như:

Hình thức trả thù gián tiếp

   Một số người khi gặp nhiều áp lực cuộc sống khiến họ cảm thấy chật vật, mệt mỏi hoặc từng trải qua sự bắt nạt lại có xu hướng trút sự giận dữ ấy lên người khác. Họ nghĩ rằng cuộc sống của họ đã quá khổ sở nên họ muốn người khác cũng phải chịu khổ giống mình.

Do không sợ bị phát hiện

   Các trường hợp bạo lực mạng xảy ra càng nhiều bởi người bạo lực không lo sợ danh tính của bản thân bị bại lộ, công kích người khác sau màn hình, qua bàn phím khiến họ cảm thấy an toàn hơn.

 

 Những kẻ bạo lực mạng không sợ danh tính bản thân bị bại lộ.

Những kẻ bạo lực mạng không sợ danh tính bản thân bị bại lộ.

 

Bạo lực mạng do khao khát thể hiện bản thân

   Nguyên nhân này thường gặp ở những người trẻ tuổi như học sinh. Họ luôn khao khát thể hiện “quyền lực” của bản thân, cho rằng mình có quyền được phán xét, chỉ trích, bắt nạt người khác. Và người bắt nạt cảm thấy thỏa mãn khi nắm được điểm yếu của người khác, sung sướng khi nhìn thấy người khác giận dữ, đau khổ, tổn thương.

   Bên cạnh đó, một số người bạo lực mạng mang theo tâm lý "Ai cũng vậy. Mình không làm người khác cũng làm" và ngang nhiên thực hiện hành vi đó.

Xem như trò tiêu khiển

   Trong một vài trường hợp, việc bạo lực mạng người khác lại “chỉ để cho vui thôi”. Những kẻ bạo lực mạng người khác không ý thức được hành động của mình sẽ gây tổn thương tinh thần một người nhiều như thế nào. Họ cho rằng việc này là một trò tiêu khiển, tạo drama và tìm kiếm sự chú ý.

Bạo lực mạng do thù ghét, ganh tỵ

   Khác với nguyên nhân đến từ tiêu khiển như trên, các hành vi mắng chửi, hạ nhục trên mạng bắt nguồn từ cảm giác thù ghét, đố kỵ. Họ thường nhắm vào các đối tượng có sắc đẹp, tiền bạc, địa vị cao nhằm hạ nhục, đạp đổ họ. Thông thường là đe dọa tung các đoạn tin nhắn, ảnh nóng hoặc uy hiếp tống tiền.

 

Bạo lực mạng tác động thế nào tới những người bị bắt nạt?

Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần

   Bạo lực mạng thường để lại nhiều hậu quả nặng nề với tâm lý của người bị bắt nạt, đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Nạn nhân khi bị bắt nạt thường có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận, lo lắng và bất an về những gì người khác nghĩ về mình. Những người bị bắt nạt thường thiếu tự tin và tổn thương lòng tự trọng nặng nề. Việc này có thể dẫn đến hành vi thu mình, né tránh khỏi bạn bè và gia đình, xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy tội lỗi về những gì mình đã làm hoặc không làm, uất ức vì cảm thấy mình bị phán xét một cách tiêu cực.

   Nếu bị bắt nạt trong thời gian dài, bệnh nhân có thể bị rối loạn lo âu, trầm cảm, tự làm đau bản thân hay thậm chí là tự tử.

   Theo nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thị Bích Hạnh, ThS. Nguyễn Thị Phương Trang, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Đại học Sư phạm Đà Nẵng trên 500 học sinh THPT cho thấy có mối liên hệ giữa các vấn đề về cảm xúc như stress, lo âu, trầm cảm với việc bị bắt nạt. Cụ thể: Những học sinh càng bị bắt nạt nhiều thì càng cảm thấy stress, lo âu và thậm chí có các triệu chứng của trầm cảm.

>>> Xem thêm: Trầm cảm do mạng xã hội: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục.

Ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất

   Các vấn đề về tâm lý như stress, trầm cảm,... kéo dài dai dẳng gây suy giảm chất lượng sức khỏe và cuộc sống của nạn nhân. Họ có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như:

  • Cảm giác mệt mỏi kéo dài.
  • Mất ngủ, khó ngủ, ngủ mơ thấy ác mộng.
  • Thay đổi cân nặng như giảm cân, béo phì.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì,..

 

Trẻ có thể mất ngủ do bị bạo lực mạng.

Trẻ có thể mất ngủ do bị bạo lực mạng.

 

Ảnh hưởng đến học tập

   Việc bị bạo lực mạng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm việc của người bị bắt nạt.

   Ví dụ: Trẻ bị bạo lực mạng không muốn đến trường hay tham gia các hoạt động học tập. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ bỏ học do sợ hãi đến trường.

Ảnh hưởng đến quan hệ xã hội của người bị bắt nạt

   Người bị bạo lực mạng, đặc biệt là trẻ em sẽ có những chấn thương tâm lý khó có thể xóa nhòa. Điều này sẽ khiến trẻ tự ti, nhút nhát, ảnh hưởng đến khả năng kết nối và giao tiếp xã hội của các em với những người khác. Các em có xu hướng tự cô lập, tách biệt ra khỏi gia đình, bạn bè và xã hội. Về lâu dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

 

Phải làm sao khi bị bạo lực mạng?

Nhờ sự hỗ trợ của người quen biết

   Nếu bạn đang bị bắt nạt, bước đầu tiên mà bạn nên làm chính là tìm kiếm sự giúp đỡ từ người mà bạn tin tưởng. Người đó có thể là cha mẹ, thầy cô giáo, một thành viên thân thiết trong gia đình hoặc một người lớn đáng tin cậy khác.

   Ngoài ra, ở Việt Nam có Tổng đài 111 là Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em. Đây là tổng đài tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

Tránh xa những kẻ bắt nạt trên mạng xã hội

   Nếu bạn đang bị bắt nạt trên mạng xã hội, hãy cân nhắc chặn kẻ bắt nạt và báo cáo hành vi của họ trên nền tảng đó. Việc này cũng cho kẻ bắt nạt biết rằng hành vi của họ là không thể chấp nhận được.

   Một biện pháp khác để bạn tránh xa sự tiêu cực này chính là rời khỏi mạng xã hội. Bạn hãy tạm khóa tài khoản mạng xã hội mà ở đó bạn bị bạo lực trong một thời gian, dồn sự chú ý vào cuộc sống thực tế tươi đẹp xung quanh mình.

Tâm lý trị liệu

   Trong trường hợp bạo lực mạng đã gây ảnh hưởng lớn tới tinh thần của bạn, bạn nên tham khảo biện pháp tâm lý trị liệu. Bạn sẽ được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp cùng với chuyên gia tâm lý để tháo gỡ các nút thắt trong lòng, điều chỉnh những hành vi, suy nghĩ tiêu cực để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, trầm cảm.

   Đồng thời, các chuyên gia cũng sẽ trang bị thêm cho bạn những biện pháp kiểm soát và đối phó với căng thẳng, lo lắng. Bạn sẽ được học cách quản lý cảm xúc, điều chỉnh hành vi và vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống.

Chăm sóc sức khỏe của bản thân

   Người bệnh nên xây dựng cho mình một lối sống tích cực khoa học để tăng cường sức khỏe cho bản thân. Khi sức khỏe của bạn tốt thì bạn sẽ đối phó với các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng tốt hơn. Bạn nên:

  • Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày.
  • Ăn uống lành mạnh, đủ chất, tránh xa những thực phẩm không lành mạnh như thực phẩm siêu chế biến, thức ăn nhanh,...
  • Ngủ đủ giấc, nên đi ngủ trước23 giờ và ngủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.

   Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm sản phẩm BoniBrain của Mỹ. Với thành phần từ thảo dược, acid amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng, BoniBrain sẽ giúp cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, giúp bạn cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn, giảm các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, mệt mỏi.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm thêm được các thông tin về bạo lực mạng. Bạo lực mạng gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tinh thần của người bị bắt nạt. Nếu bạn muốn tâm sự hoặc chia sẻ, hãy gọi đến tổng đài 0243.760.6666 nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Tổng hợp các bệnh về tâm lý thường gặp hiện nay

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh về tâm lý thường gặp, mời bạn đọc cùng theo dõi!

Rối loạn trầm cảm dai dẳng: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn trầm cảm dai dẳng là một trong các dạng trầm cảm thường gặp. Bệnh nhân có các triệu chứng ở mức độ nhẹ và vừa nhưng kéo dài mãn tính. 

Dùng thuốc chống trầm cảm, nhiều người trở thành “con nghiện”

Dùng thuốc chống trầm cảm, nhiều người trở thành “con nghiện”.

Tìm hiểu về trầm cảm có triệu chứng loạn thần

Tìm hiểu về trầm cảm có triệu chứng loạn thần.

Liệu pháp gia đình là gì? Phân loại và các kỹ thuật ứng dụng

Khi bị rối loạn lo âu, trầm cảm vì nguyên nhân từ cha mẹ như quá nghiêm khắc hoặc bỏ rơi con cái…, các chuyên gia sẽ chỉ định sử dụng liệu pháp gia đình.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi