Người bị trầm cảm có nên đi làm không?

Mục lục [Ẩn]

 

   Trầm cảm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, làm việc và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, không ít người băn khoăn về vấn đề “Bị trầm cảm có nên đi làm không?” hay “Trầm cảm thì nên chú ý gì khi đi làm?”. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi trên, mời các bạn theo dõi.

 

Người bị trầm cảm có nên đi làm không?

Người bị trầm cảm có nên đi làm không?

 

Người bị trầm cảm có nên đi làm không?

   Khi bị trầm cảm, hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có động lực làm việc, không tập trung được vào công việc, dễ gây ra sai sót khi làm việc. Đồng thời, bệnh nhân sẽ có xu hướng tự cô lập bản thân, sợ giao tiếp xã hội, sợ đi làm. Những điều này khiến bệnh nhân và người nhà đặt câu hỏi “Bị trầm cảm có nên đi làm không hay ở nhà nghỉ ngơi, chữa bệnh?”. Theo các chuyên gia, khi sức khỏe của bệnh nhân trầm cảm đã ổn định thì hoàn toàn nên đi làm do những lợi ích sau:

  • Có thu nhập, trang trải cuộc sống và chi phí khám chữa bệnh: Nhiều người khi bỏ việc vì trầm cảm, không có động lực làm việc lại gặp phải khó khăn vì kinh tế, khiến cuộc sống của họ càng thêm áp lực, bi quan. Nếu đi làm, bệnh nhân sẽ có thêm một khoản thu nhập, giảm bớt gánh nặng cơm áo gạo tiền đi phần nào.
  • Giúp hình thành sự tự tin và nâng cao lòng tự trọng: Một số bệnh nhân trầm cảm ở nhà được gia đình chu cấp, nuôi dưỡng thì cảm thấy mình kém cỏi, là gánh nặng của gia đình. Những suy nghĩ này có thể khiến triệu chứng trầm cảm của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế thời gian suy nghĩ tiêu cực: Trầm cảm có nên đi làm không? Khi tập trung cho công việc, bạn sẽ giảm thiểu thời gian suy nghĩ về những điều tiêu cực, bi quan. Nếu bạn chỉ ở nhà và không làm gì, không giao tiếp với ai, bạn sẽ rất dễ bị chìm đắm trong những suy nghĩ buồn bã càng làm cho bệnh nặng hơn.
  • Tạo điều kiện giao tiếp với mọi người:  Trầm cảm khiến bạn có xu hướng tách biệt bản thân với môi trường bên ngoài và ngại giao tiếp. Tuy nhiên, tự cô lập bản thân như vậy sẽ khiến việc điều trị trầm cảm càng thêm khó khăn hơn. Khi đi làm, bạn sẽ có cơ hội được giao tiếp với mọi người. Thời gian đầu, bạn không cần phải ép mình giao tiếp quá nhiều mà chỉ cần cố gắng thực hiện nói chuyện những điều cơ bản để thích ứng dần dần.

 

Bị trầm cảm ảnh hưởng đến công việc như thế nào?

   Qua phần trên, chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Bị trầm cảm có nên đi làm không?”. Trong phần này, chúng ta cùng tìm hiểu những khó khăn của bệnh nhân trầm cảm khi đi làm để có phương án khắc phục tốt nhất nhé!

   Tùy vào mức độ trầm cảm và đặc thù công việc mà mỗi bệnh nhân trầm cảm sẽ gặp những khó khăn khác nhau. Dưới đây mà một số khó khăn thường gặp:

Mệt mỏi, không có hứng thú làm việc

   Khi bị trầm cảm, nồng độ hormone serotonindopamin rất thấp khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có động lực làm việc. Tình trạng này nghiêm trọng hơn ở những người đang làm những công việc mà họ không yêu thích.

Ngoài ra, tình trạng mệt mỏi ở bệnh nhân trầm cảm còn có thể xuất phát từ tình trạng mất ngủ kéo dài.

Giảm hiệu suất công việc

   Nhiều bệnh nhân trầm cảm đã cho biết trí nhớ của họ giảm sút khá nhiều so với trước đây, nhiều khi gặp phải tình trạng “quên quên, nhớ nhớ” khi đi làm. Ngoài ra, khả năng tập trung của những bệnh nhân này cũng suy giảm nhiều, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

 

 Bệnh nhân trầm cảm rất dễ mệt mỏi, mất hứng thú trong công việc.

Bệnh nhân trầm cảm rất dễ mệt mỏi, mất hứng thú trong công việc.

 

Suy nghĩ tiêu cực về các mối quan hệ với đồng nghiệp

   Người bị trầm cảm thường có những suy nghĩ tiêu cực về mối quan hệ với đồng nghiệp. Họ cho rằng mình bị mọi người ghét bỏ, coi thường, tự cô lập mình khỏi môi trường làm việc,... Trong một vài trường hợp, điều này là sự thật nhưng nhiều khi là do dòng suy nghĩ tiêu cực không kiểm soát được trong tâm trí bệnh nhân.

 

Lời khuyên cho người trầm cảm trước khi trở lại công việc

   Tất nhiên với những bệnh nhân trầm cảm nặng, suy nghĩ quá tiêu cực thì trước mắt bệnh nhân nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, đến khi bệnh đã có sự thuyên giảm hoặc đã được kiểm soát thì bệnh nhân nên chuẩn bị tâm lý cho việc sẵn sàng đi làm vì những lợi ích như phần đầu bài viết có trình bày. Tuy nhiên, trước khi quay trở lại làm việc, bệnh nhân nên lưu ý:

  • Đừng bao giờ để bệnh hạn chế kìm hãm khả năng phát triển của bản thân. Sự mặc cảm và tự ti sẽ khiến bạn rất khó thích nghi với công việc, khó hòa nhập với đồng nghiệp.
  • Chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân: Bạn nên chọn nghề mà mình thích, mình có năng khiếu hoặc đúng chuyên môn và kinh nghiệm. Như vậy sẽ giúp bạn dễ thích nghi với công việc hơn.
  • Tập mở lòng với những người xung quanh: Nếu bạn khép kín và tự ti, những người xung quanh cũng sẽ ngại bắt chuyện. Vì vậy, bệnh nhân trầm cảm nên cố gắng cởi mở để xây dựng những mối quan hệ mới.
  • Không nên giữ suy nghĩ bi quan, tiêu cực về bản thân. Hãy suy nghĩ rằng, áp lực là một phần rèn giũa bản thân trong công việc, ai cũng sẽ áp lực ở thời điểm nào đó, kể cả những người có tâm lý ổn định.
  • Nếu quá áp lực, thì chọn công việc đơn giản hoặc làm part - time. Sau đó, khi đã quen dần với nhịp độ công việc, bạn có thể tăng dần độ khó và cường độ, ví dụ như làm việc full - time.
  • Học cách kiểm soát cảm xúc, áp lực công việc: Bạn hãy tham khảo thêm một số biện pháp kiểm soát sự căng thẳng, lo lắng như chánh niệm, liệu pháp nhận thức hành vi CBT, một số cơ chế ứng phó,...
  • Trang bị cho bản thân kỹ năng quản lý thời gian, trau dồi khả năng giao tiếp và nâng cao chuyên môn để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
  • Để tránh những phiền toái trong công việc, bệnh nhân nên chia sẻ bệnh tình cho cấp trên. Nên thẳng thắn ngay từ đầu để hạn chế những tình huống phát sinh và bạn cũng có thể thoải mái hơn khi làm việc mà không phải lo sợ mọi người sẽ phát hiện việc bản thân mắc bệnh.
  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ. BoniBrain là sự kết hợp của các thành phần thảo dược, acid amin, vitamin và khoáng chất kích thích cơ thể sản sinh hormone hạnh phúc serotonin và dopamin. Nhờ đó, sản phẩm này giúp điều hòa tâm trạng cho bệnh nhân trầm cảm, giúp bệnh nhân có nhiều năng lượng hơn, vui vẻ hơn để làm việc.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Người bị trầm cảm có nên đi làm không?”. Bệnh nhân trầm cảm nên đi làm khi sức khỏe đã được cải thiện và chọn công việc nhẹ nhàng, phù hợp với bản thân mình. Sản phẩm BoniBrain sẽ là hành trang lý tưởng cho bạn khi đi làm. Nếu bạn có điều gì muốn chia sẻ, hãy gọi đến tổng đài 0243.760.6666 nhé!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Tại sao chúng ta phải yêu bản thân?

Chúng ta vẫn thường được dạy phải biết yêu thương, quan tâm người khác nhưng lại ít được dạy phải biết yêu thương bản thân mình. Nhưng nếu bạn không yêu chính mình thì cũng rất khó thực sự yêu thương người khác
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi