Bị bạn bè chê béo, nam sinh bị chán ăn tâm thần

Mục lục [Ẩn]

 

   Theo thông tin từ Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay, số trường hợp mắc bệnh chán ăn tâm thần đang có xu hướng gia tăng. Đây là hệ lụy của việc giảm cân quá mức thành bệnh, thường gặp ở trẻ vị thành niên và giới trẻ ngày nay.

 

Số trường hợp bị chán ăn tâm thần đang có xu hướng gia tăng.

Số trường hợp bị chán ăn tâm thần đang có xu hướng gia tăng.

 

Kiệt sức vì ám ảnh tăng cân

   Các chuyên gia cho biết đã tiếp nhận nhiều trường hợp vì lo sợ đến mức ám ảnh về cân nặng đã dẫn đến rối loạn ăn uống và mắc bệnh chán ăn tâm thần.

   Như trường hợp của em N.T.T (13 tuổi, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng cao 1m73 nhưng chỉ nặng chưa đến 50kg. Được biết, T là con một trong gia đình, vốn là cậu bé vui vẻ, có cuộc sống rất hạnh phúc và luôn là học sinh giỏi trong suốt nhiều năm. Trước đó, cậu bé nặng 67kg, cao 1m56 và thường bị bạn bè trêu là béo phì, thân hình không cân đối khiến em suy nghĩ rất nhiều và luôn tự ti.

   Vì sợ bị chê béo nên bệnh nhân dần dần không muốn chơi với các bạn và tham gia các hoạt động ở trường lớp như trước. Sau đó T. tự tìm hiểu các phương pháp giảm cân trên mạng xã hội, tự giảm tất cả lượng thức ăn nạp vào cơ thể, đồng thời tập các bài tập đốt mỡ thừa với cường độ cao.

   Khi T. bước vào giai đoạn dậy thì, chiều cao tăng nhanh chóng, cân nặng cũng giảm, thân hình cân đối nhưng cậu vẫn duy trì việc ăn kiêng và tập luyện nhiều. Dần dần, T. ngày càng trở nên gầy gò, có biểu hiện mệt mỏi, hoạt động chậm chạp.

Tuy nhiên, cậu bé vẫn cho rằng cơ thể mình bình thường, cảm thấy phần tay chân và bụng vẫn còn béo. Mặc dù nặng 51kg nhưng bệnh nhân vẫn ăn uống rất ít, không ăn thịt cá, chỉ ăn vài cọng rau mỗi ngày, ăn bánh bao chay vào buổi sáng, trưa và tối chỉ ăn vài thìa cơm trắng. Ăn ít như vậy mà cậu vẫn duy trì luyện tập thể dục với cường độ cao. Khi không tập thể dục người bệnh có cảm giác đau khổ bồn chồn bứt rứt, khó chịu trong người, bắt buộc phải tập luyện theo chế độ.

   Bố mẹ và những người xung quanh đều thấy cậu bé gầy gò nên khuyên ngừng ăn kiêng và tập thể dục điều độ nhưng T. không đồng ý, cậu sợ nếu không ăn kiêng và tập luyện thì sẽ bị bạn bè chế nhạo, chê bai.

    Không chỉ ám ảnh cân nặng, T. ngày càng trở nên ít nói. Cậu hạn chế nói chuyện với mọi người, kể cả bố mẹ và bạn bè trong lớp, giảm hứng thú với các sở thích trước đó như bóng đá, bơi lội mà chỉ tập trung tập thể dục và ăn kiêng.

 

Bị bạn bè chê béo, nam sinh ám ảnh giảm cân đến mức chán ăn tâm thần.

Bị bạn bè chê béo, nam sinh ám ảnh giảm cân đến mức chán ăn tâm thần.

 

   Khi đi khám, bệnh nhân có tình trạng mạch chậm, dao động khoảng 36-50 nhịp/phút, cân nặng 49kg, BMI 16,37 Kg/m2 và được yêu cầu khám thêm chuyên khoa Tâm thần, được chẩn đoán chán ăn tâm thần, nhịp chậm xoang.

   Sau điều trị 15 ngày, người bệnh ăn uống tốt hơn, khối lượng ăn uống đáp ứng khoảng 70% so với yêu cầu của chuyên khoa dinh dưỡng nhưng còn lo lắng, sợ bị béo khi không ăn kiêng.

   Tái khám sau 1,5 tháng sau ra viện cho thấy, người bệnh bắt đầu ăn uống tốt hơn, tăng dần khối lượng ăn uống, đạt 100% theo lứa tuổi, có hứng thú ăn uống và cảm giác ngon miệng kèm theo không còn cảm giác sợ tăng cân.

 

Chán ăn tâm thần là gì?

   Chán ăn tâm thần (anorexia nervosa) là một loại rối loạn ăn uống được đặc trưng bởi tình trạng tự bỏ đói, không muốn ăn và dẫn đến tình trạng sụt cân. Người bị chán ăn tâm thần thường có cân nặng nhẹ hơn tiêu chuẩn. Những người mắc phải bệnh này thường có nỗi sợ hãi mãnh liệt về tình trạng tăng cân hoặc trở nên béo.

   Một số bệnh nhân nói rằng họ muốn và đang cố gắng tăng cân. Tuy nhiên, hành vi của họ không nhất quán với mục đích này. Họ thường có cái nhìn méo mó về cơ thể của họ và có nỗi sợ tột độ với việc tăng cân. Họ có thể tập thể dục quá sức hoặc tìm cách loại bỏ thức ăn đã ăn bằng cách cố tình gây nôn hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng.

   Chán ăn tâm thần thường gặp ở đối tượng dễ bị ám ảnh bởi cân nặng như trẻ em ở tuổi dậy thì, người mẫu, phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh, dẫn đến kiêng khem ăn uống quá mức và lâu dần bị chán ăn tâm thần.

 

Dấu hiệu của chán ăn tâm thần

Dấu hiệu về cảm xúc

   Các dấu hiệu về cảm xúc chán ăn tâm thần bao gồm:

  • Có nỗi sợ hãi mãnh liệt về việc tăng cân.
  • Có cái nhìn méo mó về hình ảnh cơ thể của họ. Ví dụ: Dù cân nặng đã nhẹ hơn tiêu chuẩn nhưng vẫn thấy mình béo.
  • Ám ảnh về thực phẩm, calo và chế độ ăn kiêng.
  • Cảm thấy tội lỗi nếu như không làm các hành động giảm cân như ăn kiêng, tập thể dục,...
  • Phủ nhận mức độ nghiêm trọng của việc trọng lượng cơ thể thấp và/hoặc hạn chế ăn uống.
  • Cảm thấy cáu kỉnh và/hoặc chán nản.
  • Có suy nghĩ tự làm hại bản thân hoặc tự tử.

Dấu hiệu hành vi của chán ăn tâm thần

Các dấu hiệu hành vi của chán ăn tâm thần bao gồm:

  • Thay đổi thói quen ăn uống, chẳng hạn như ăn thức ăn theo một thứ tự nhất định hoặc sắp xếp lại thức ăn trên đĩa.
  • Thường xuyên nói rằng mình “béo” hoặc thừa cân dù đã giảm cân.
  • Đi vệ sinh ngay sau khi ăn xong.
  • Sử dụng thuốc giảm cân hoặc thuốc ức chế sự thèm ăn .
  • Không thể ngừng tập thể dục hoặc tập thể dục quá sức.
  • Tiếp tục ăn kiêng ngay cả khi cân nặng đã thấp so với tiêu chuẩn.
  • Tự cô lập bản thân, không tham gia vào các hoạt động xã hội.

   Chán ăn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh như:

  • Thiếu máu.
  • Các vấn đề về tim mạch.
  • Loãng xương, nguy cơ gãy xương.
  • Giảm khối lượng cơ, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
  • Giảm testosterone ở nam giới.
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn.
  • Ở mức nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong do rối loạn nhịp tim, mất cân bằng điện giải (natri, kali và canxi duy trì sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể).

   Ngoài các biến chứng về thể chất, những người mắc chứng chán ăn cũng thường mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, bao gồm:

  • Trầm cảm, rối loạn lo âu và các rối loạn cảm xúc khác.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Rối loạn nhân cách.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Lạm dụng rượu và chất gây nghiện.
  • Hành vi tự huỷ hoại, ý tưởng và hành vi tự sát.

   Chính vì vậy,  những người có dấu hiệu về chán ăn tâm thần, cần được đến khám và điều trị tại chuyên khoa tâm thần để tránh những tác hại không mong muốn.

 

Bệnh nhân cần được hỗ trợ chuyên nghiệp kịp thời.

Bệnh nhân cần được hỗ trợ chuyên nghiệp kịp thời.

 

>>> Xem thêm: Mối liên hệ giữa rối loạn ăn uống và bệnh trầm cảm.

   Chán ăn tâm thần là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe thể chất và tinh thần của một người. Nên người bệnh cần được đến khám và điều trị kịp thời để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Nữ sinh 20 tuổi nhập viện tâm thần vì ăn nhiều quá mức

Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết gần đây, đơn vị này vừa tiếp nhận một trường hợp nữ sinh 20 tuổi phải nhập viện tâm thần vì ăn uống mất kiểm soát.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi