Rối loạn cảm xúc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Thông thường, cảm xúc vui, buồn của chúng ta sẽ xuất hiện tùy theo từng hoàn cảnh. Bản thân mỗi người ít nhiều có thể kiểm soát được chúng. Tuy nhiên có những người luôn biểu hiện quá mức các trạng thái cảm xúc ra bên ngoài. Nếu không biết cách khắc phục, rối loạn cảm xúc sẽ dẫn đến nguy cơ tự tử. 

 

Rối loạn cảm xúc là gì?

Rối loạn cảm xúc là gì?

 

Rối loạn cảm xúc là gì?

   Rối loạn cảm xúc là tình trạng một người thay đổi cảm xúc một cách trầm trọng mà bản thân họ không thể kiểm soát được. Họ có thể vô cùng buồn bã hoặc cực kỳ phấn kích. Chúng xuất hiện theo từng giai đoạn nhưng đôi khi cũng có thể xen kẽ nhau, khiến người bệnh trống rỗng, mệt mỏi.

   Về lâu dài, rối loạn cảm xúc khiến người bệnh không tự chủ được hành vi, hay gây gổ, khó chịu với mọi người, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội. Chưa hết, họ còn dễ bị sa sút trí tuệ, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, viêm loét dạ dày. Trường hợp nặng, người bệnh còn xuất hiện suy nghĩ và hành vi tự sát.

 

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn cảm xúc là gì?

   Những yếu tố dẫn đến rối loạn cảm xúc bao gồm:

  • Di truyền: Chiếm khoảng 10- 20% số ca bệnh. Các chuyên gia cho rằng, rối loạn cảm xúc liên quan đến gen vận chuyển serotonin (5HTT) và gen MOA (đảm nhiệm vai trò có liên quan đến chức năng của monoamine oxidase).
  • Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh: Sự thay đổi về các hormone hạnh phúc như dopamin, noradrenalin, serotonin… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Rối loạn nội tiết tố: Các hormone ảnh hưởng đến tâm trạng như cortisol cũng liên quan đến nguy cơ gây rối loạn cảm xúc. Nếu chúng được sản sinh quá nhiều, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác lo lắng, căng thẳng.

 

Hormone cortisol có liên quan đến nguy cơ gây rối loạn cảm xúc

Hormone cortisol có liên quan đến nguy cơ gây rối loạn cảm xúc

 

  • Sự tác động từ bên ngoài: Ảnh hưởng từ các sự kiện như:
  • Ngược đãi, bạo hành trong quá khứ
  • Bị bỏ rơi
  • Lạm dụng các chất kích thích
  • Mồ côi cha mẹ từ nhỏ
  • Một số tác nhân khác:
  • Người từng có tiền sử gặp các vấn đề tâm lý trước đó
  • Yếu tố miễn dịch: Sự tăng nhanh của tế bào lympho B, tăng bạch cầu… 
  • Tính cách: Sống nội tâm, tự lập quá sớm… 
  • Bệnh lý về thể chất: Ung thư, nhồi máu cơ tim, u não…

 

Dấu hiệu nhận biết rối loạn cảm xúc

   Rối loạn cảm xúc được chia thành hai nhóm chính với các triệu chứng khác nhau:

Cảm xúc trầm cảm

  • Khí sắc buồn bã, chán nản, không thấy niềm vui, hứng thú trong cuộc sống.
  • Nhìn nhận hiện thực bằng ánh mắt ảm đạm, tiêu cực, dễ tức giận.
  • Dễ khóc, có thể khóc bất cứ lúc nào.
  • Vô cảm, không chú ý đến những vấn đề xung quanh, luôn trong trạng thái lơ đãng.
  • Tự dằn vặt bản thân về một lỗi lầm nào đó, đổ lỗi cho chính mình.

 

Rối loạn cảm xúc ở trạng thái trầm cảm thường tự dằn vặt lỗi lầm của bản thân

Rối loạn cảm xúc ở trạng thái trầm cảm thường tự dằn vặt lỗi lầm của bản thân

 

  • Tự ti, khó diễn đạt suy nghĩ thành lời, hoang tưởng.
  • Mất tập trung, có thể ngồi im hàng giờ đồng hồ, khó đưa ra các quyết định quan trọng, khúm núm như kẻ đang chạy trốn.
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, sụt cân rất nhiều dù không hề ăn kiêng.
  • Rối loạn giấc ngủ kéo dài, một số người khác lại ngủ nhiều một cách quá mức.
  • Da mặt xám xịt, mắt lờ đờ, tim đập nhanh, huyết áp thay đổi.
  • Cảm giác đứng ngồi không yên, chân tay bứt rứt nhưng chủ yếu là các vận động chậm.
  • Mất năng lượng, không muốn làm gì, chỉ muốn nằm một chỗ.
  • Có thể tìm đến bia rượu hoặc các chất gây nghiện để làm giải tỏa cảm xúc.
  • Suy nghĩ về cái chết hay thậm chí là thực hiện các hành vi tự tử.

Cảm xúc hưng cảm

   Các triệu chứng của giai đoạn hưng cảm trái ngược lại với trầm cảm, cụ thể:

  • Cảm thấy vui vẻ tột độ dù không có bất cứ nguyên nhân nào.
  • Có các ý tưởng lớn mang tầm vĩ đại, tự đề cao bản thân, cho rằng bản thân mình đúng và có thể thành công.
  • Nảy sinh nhiều ý định điên rồ, quá khích mà không suy nghĩ đến hậu quả, bao gồm cả hành vi bạo lực, gây hại cho những người xung quanh hay đột ngột đầu tư, tiêu xài mua bán hoang phí.

 

Người bệnh ở giai đoạn hưng cảm có thể đột ngột đầu tư một cái gì đó

Người bệnh ở giai đoạn hưng cảm có thể đột ngột đầu tư một cái gì đó

 

  • Nói nhiều hơn mức bình thường với những câu nói vô lý, hoang đường.
  • Có thể đột ngột làm việc, học tập với năng suất cao mà không cần biết mệt mỏi với hàng loạt các dự định mới xuất hiện trong đầu.
  • Cảm tưởng như không cần phải ngủ, thường chỉ ngủ trong khoảng 3 tiếng mỗi ngày.
  • Ham muốn tình dục mạnh mẽ.
  • Vẻ mặt và các biểu cảm thái quá với người khác, không biết e thẹn, đùa một cách quá khích.
  • La hét giận dữ một cách vô cớ, gây bất hòa với những người xung quanh hoặc thậm chí là đánh đập, hành hung trong trạng thái quá khích.

Giai đoạn rối loạn lưỡng cực

   Thông thường, giai đoạn trầm cảm có thể xuất hiện trong vòng 2 tuần, trạng thái hưng cảm diễn ra trong khoảng 1 tuần. Chúng diễn ra xen kẽ với nhau. Người bệnh chuyển từ trạng thái này qua trạng thái khác một cách nhanh chóng mà chính bản thân họ không thể nào kiểm soát được.

   Thậm chí, họ có thể vừa khóc vừa cười, vừa lạc quan vừa tiêu cực. Cảm xúc xuất hiện hoàn toàn trái ngược với các tình huống đang diễn ra.

   Nếu không điều trị kịp thời, rối loạn cảm xúc không chỉ tàn phá sức khỏe thể chất lẫn tinh thần người bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội.

 

Cách điều trị rối loạn cảm xúc là gì?

Cách điều trị rối loạn cảm xúc là gì?

 

Cách điều trị rối loạn cảm xúc

   Hiện nay, rối loạn cảm xúc được điều trị bằng cách:

Dùng thuốc tây

   Các thuốc được dùng trong giai đoạn trầm cảm bao gồm:

  • Amitriptyline: Giảm triệu chứng lo âu, kích thích, buồn rầu quá mức, ổn định cảm xúc.
  • Survector: Dùng khi người bệnh chủ yếu có cảm giác ức chế quá mức.
  • Các loại thức ức chế men chuyển IMAO: Dùng khi trạng thái lo âu  chiếm ưu thế.
  • Thuốc an thần kinh như Olanzapine, Risperidone, Quetiapine…

   Các thuốc dùng trong giai đoạn hưng cảm là:

  • Thuốc an thần kinh (Thioridazine, Tercian, Levomepromazin): Giúp giảm mức độ kích thích khi rơi vào trạng thái hưng phấn.
  • Thuốc chống loạn thần mạnh (Haloperidol): Khi người bệnh có xuất hiện ảo giác hay hoang tưởng.
  • Thuốc điều chỉnh khí sắc (Carbamazepin, Lithium, Valproate,…)

   Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người. Lưu ý, các nhóm thuốc trên đều gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Bạn cần đảm bảo tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

   Với các trường hợp rối loạn cảm xúc nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số can thiệp như phương pháp sốc điện (ETC), phương pháp kích thích từ xuyên sọ…

Trị liệu tâm lý

   Tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân hiểu rõ về vấn đề của bản thân, điều chỉnh nhận thức đúng đắn đồng thời phục hồi dần các chức năng xã hội cơ bản. Phương pháp này có thể áp dụng cả trong giai đoạn trầm cảm và hưng phấn.

   Trong quá trình trị liệu, người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, suy nghĩ lạc quan tích cực hơn.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết rối loạn cảm xúc là gì? Nguyên nhân cũng như cách điều trị. Tình trạng này có thể không đe dọa ngay lập tức đến tính mạng nhưng sẽ bào mòn dần cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất người bệnh. Thậm chí, nó còn gây rối loạn trật tự xã hội. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần kiểm soát bệnh càng sớm càng tốt.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: cảm xúc tiêu cực

Bài viết liên quan

Lòng biết ơn - Liều thuốc cho sự bất mãn

Lòng biết ơn là một “liều thuốc” cực kỳ hiệu quả cho sự bất mãn của chúng ta với bản thân và cuộc sống này. Nó có thể được xây dựng…

5 cách để thoát kh-ỏi những suy nghĩ tiêu cực

Cách để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực là quan sát dòng chảy của suy nghĩ, viết ra cảm nhận, thiền định, chăm sóc bản thân, tìm sự trợ giúp.

Biện pháp tốt nhất giúp xóa bỏ cảm xúc tiêu cực: Buông bỏ và tha thứ

Cuộc sống là một chuỗi những trải nghiệm. Một số trong đó khiến chúng ta cảm thấy được yêu thương, nhưng cũng có một số khác khiến chúng ta phải xấu hổ, sợ hãi, tức giận, ghen tị, cảm thấy cô đơn, tự ti và tuyệt vọng.

5 lý do bạn nên tha thứ cho những người làm tổn thương bạn

Sự căm thù, oán giận một ai đó khiến bạn mệt mỏi, đau khổ và không thoát ra được cảm xúc tiêu cực. Tha thứ sẽ giúp bạn chữa lành và hạnh phúc hơn.

Làm cách nào để luôn giữ được suy nghĩ tích cực, lạc quan mỗi ngày?

Để giữ được suy nghĩ tích cực, bạn cần tập trung vào những điều tốt đẹp, luôn cảm thấy biết ơn, luôn nở nụ cười, ở gần những người tích cực,...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi