Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực

Mục lục [Ẩn]

 

   Thông thường, cảm xúc tiêu cực sẽ xuất hiện khi bạn phải đối mặt với áp lực, sự kiện hay vấn đề nan giải. Chúng như một phần tất yếu trong cuộc sống hằng ngày. Nếu nó chỉ hiện hữu trong thời gian ngắn, cảm xúc tiêu cực sẽ mang đến một số lợi ích tốt. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực

 

Những lợi ích của cảm xúc tiêu cực

   Theo Joe Forgas, giáo sư tâm lý học tại Đại học New South Wales, một số cảm xúc tiêu cực như buồn chán, giận dữ mang đến lợi ích nhất định với con người. Ông đã chứng minh được rằng, giai đoạn con người thấy bực tức, khó chịu giúp tăng sự tập trung, chú ý, tăng cường phục hồi trí nhớ ngắn hạn và phát triển kỹ năng giao tiếp.

   Năm 2009, Joe Forgas tiến hành nghiên cứu 120 người đàn ông và phụ nữ được chia thành hai nhóm xem hai thể loại phim khác nhau. Một loại phim đem lại những cảm xúc vui tươi, hạnh phúc, và bộ còn lại gây tâm trạng đau buồn, chán nản.

   Sau đó, những người tham gia được yêu cầu đưa ra nhận xét, đánh giá vấn đề theo chủ đề nhất định. Lúc này, những người có cảm xúc tiêu cực sau khi xem phim thể hiện tốt hơn so với nhóm còn lại.

   Các chuyên gia thấy rằng trạng thái cảm xúc có chức năng truyền tín hiệu quan trọng đến não bộ. Nó là bước đệm để cơ thể tạo ra phản ứng phù hợp với các điều kiện môi trường khác nhau.

   Những trạng thái cảm xúc tích cực, vui vẻ sẽ đem lại cảm giác an toàn, quen thuộc. Chúng chỉ truyền tín hiệu kích thích phản ứng sẵn có hoặc con người đã biết trước đó. Ngược lại, các cảm xúc tiêu cực sẽ đưa ra tín hiệu về điều kiện môi trường hoàn toàn mới, yêu cầu họ tập trung cao để tạo ra phản ứng thích hợp và hiệu quả.

   Theo đó, cảm xúc buồn bã, tức giận, chán nản xảy ra thất thường với mức độ vừa phải sẽ rất hữu ích khi con người phải đối mặt với các vấn đề khác nhau trong cuộc sống.

 

Cảm xúc tiêu cực hỗ trợ khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề

Cảm xúc tiêu cực hỗ trợ khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề

 

Những tác hại của cảm xúc tiêu cực

   Nếu cảm xúc tiêu cực kéo dài dai dẳng, bạn sẽ phải đối mặt với các tác hại như sau:

Căng thẳng thần kinh

   Việc sống trong cảm xúc tiêu cực kéo dài làm tăng nguy cơ căng thẳng thần kinh. Bởi lẽ khi stress, các tế bào não bộ bị thiếu oxy và hoạt động sẽ kém hiệu quả, thậm chí có thể bị chết dần. Theo thời gian, chất xám có nguy cơ giảm đi, não teo dần lại dẫn tới suy giảm trí nhớ, tư duy kém, khó tập trung trong học tập, công việc.

Gia tăng mâu thuẫn, xung đột

   Cảm xúc tiêu cực khiến bạn khó kiểm soát được lời nói, hành vi, dễ cáu gắt. Dù chỉ là chuyện nhỏ nhưng bạn sẽ cảm thấy bực tức, nổi giận vô cớ, gây gổ với người xung quanh.

   Thậm chí, một số mâu thuẫn còn dẫn đến những tình huống đáng tiếc như mâu thuẫn vợ chồng có thể đi đến quyết định ly hôn, ly thân, xung đột với cấp trên dẫn đến nguy cơ thất nghiệp, khó khăn trong việc thăng tiến,…

 

Cảm xúc tiêu cực gia tăng mẫu thuẫn với người xung quanh

Cảm xúc tiêu cực gia tăng mẫu thuẫn với người xung quanh

 

Gây rối loạn giấc ngủ

   Cảm xúc tiêu cực khiến não bộ bị kích thích liên tục, tăng tiết các hormone stress như cortisol. Chúng làm bạn khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ.

   Tình trạng rối loạn giấc ngủ còn tác động ngược, khiến bạn mệt mỏi, làm tâm trạng căng thẳng hơn. Điều này tạo nên một vòng luẩn quẩn hại đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Giảm khả năng tập trung

   Về cơ bản, một số cảm xúc tiêu cực xảy ra trong thời gian ngắn giúp tăng mức độ tập trung, linh hoạt và nhạy bén. Tuy nhiên nếu như căng thẳng, lo lắng kéo dài, suy nghĩ sẽ bị chi phối dẫn đến hiện tượng giảm khả năng tập trung, khiến bạn thường xuyên gặp phải sai sót.

   Hơn nữa, cảm xúc tiêu cực kéo dài cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ và tác động đáng kể đến trí nhớ. Điều này làm hiệu suất lao động ngày một giảm thấp, tăng nguy cơ thất nghiệp, thu nhập không ổn định,…

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý

   Cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể làm thay đổi nồng độ hormone và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nó là khởi nguồn của hàng loạt bệnh như lý:

  • Đau đầu: Tức giận, căng thẳng, lo âu,… kéo dài làm giảm lưu lượng máu lên não. Về lâu dài, bạn có nguy cơ bị đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não.

 

Cảm xúc tiêu cực tăng nguy cơ đau đầu

Cảm xúc tiêu cực tăng nguy cơ đau đầu

 

  • Các bệnh tiêu hóa: Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các cơ quan tiêu hóa. Nó chi phối nhu động ruột thông qua trục thần kinh não ruột. Theo đó, khi căng thẳng, stress, lo âu… nhu động ruột bị kích thích dẫn đến bệnh hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày…
  • Các vấn đề về tim mạch: Các hormone stress như cortisol, adrenalin… được giải phóng kéo dài gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Các bệnh tâm lý: Cảm xúc tiêu cực là một phần tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát, con người sống trong buồn bã, lo âu kéo dài sẽ dẫn đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, suy nhược thần kinh,…

   Như vậy, cảm xúc tiêu cực xuất hiện ngắn hạn, tức thời sẽ mang lại một số lợi ích tốt. Tuy nhiên, nếu bạn để nó kéo dài dai dẳng, cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, bạn nên áp dụng biện pháp để kiểm soát cảm xúc tiêu cực nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khoảng 9,4% trẻ em từ 3 - 17 tuổi được chẩn đoán bị rối loạn lo âu.

Nguyên nhân nào khiến mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm ngày càng phổ biến ở cả người trẻ và người cao tuổi

Hiện nay, theo thống kê của Bộ y tế, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp, tương đương khoảng 15 triệu người. Các nhà nghiên cứu cho biết, con số này thực tế còn cao hơn và có xu hướng gia tăng từng ngày, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi và người trẻ đang trong độ tuổi lao động.

Những cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực, làm chủ bản thân hiệu quả

Bài viết dưới đây sẽ hé lộ cách kiềm chế cảm xúc, giúp làm chủ bản thân hiệu quả.

33 tuổi, tôi đã vượt qua rối loạn lo âu, trầm cảm dễ dàng như thế!

Em  Nguyễn Thị Ánh, 33 tuổi, ở số 100, ngõ 121 TDP Trung Kiên, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Thua cờ bạc tiền tỷ: Người đàn ông phát bệnh tâm thần

Thua cờ bạc tiền tỷ: Người đàn ông phát bệnh tâm thần
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi