Rối loạn hệ thần kinh thực vật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Các hoạt động của cơ thể đều được chi phối bởi hệ thần kinh. Nếu hệ này rối loạn, các cơ quan, bộ phận của con người cũng bị ảnh hưởng theo. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật, mời các bạn cùng theo dõi!

 

Rối loạn hệ thần kinh thực vật là gì?

Rối loạn hệ thần kinh thực vật là gì?

 

Rối loạn hệ thần kinh thực vật là gì?

   Hệ thần kinh thực vật hay hệ thần kinh tự chủ có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng như tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết…

   Dựa theo chức năng, chúng được phân chia thành hai loại là giao cảm và phó giao cảm hoạt động trái ngược và cân bằng với nhau. Chẳng hạn như hệ giao cảm làm tim đập nhanh, tăng huyết áp, còn hệ phó giao cảm làm tim đập chậm, hạ huyết áp, đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể.

   Rối loạn hệ thần kinh thực vật là tình trạng mất cân bằng hoạt động của hệ giao cảm và phó giao cảm, khiến cho các cơ quan mà nó chi phối cũng bị ảnh hưởng theo.

 

Các triệu chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật

   Triệu chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật có thể xuất hiện ở một hay nhiều cơ quan với biểu hiện khác nhau bao gồm:

  • Trên tim mạch: Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, đánh trống ngực, huyết áp tăng hoặc tim đập chậm, huyết áp thấp, chóng mặt, hoa mắt khi thay đổi tư thế do tụt huyết áp, khó thích nghi với hoạt động thể lực. Tình trạng này diễn ra liên tục khiến người bệnh cảm thấy bất an, lo lắng.
  • Trên hô hấp: Co thắt cơ trơn phế quản gây ra khó thở, cảm giác nặng ngực, biểu hiện này tăng lên khi tâm lý lo lắng, căng thẳng… dễ nhầm sang bệnh hen.
  • Trên não bộ: Thay đổi thời tiết gây đau đầu hoặc đau nửa đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, hay quên… dễ nhầm sang bệnh rối loạn tuần hoàn não.
  • Trên tiêu hóa: Khô miệng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón, đầy hơi, kích thích đại tiện khi căng thẳng… dễ nhầm với các bệnh trào ngược dạ dày- thực quản, viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm đại tràng.

 

Rối loạn hệ thần kinh thực vật gây tiêu chảy, táo bón bất thường

Rối loạn hệ thần kinh thực vật gây tiêu chảy, táo bón bất thường

 

  • Trên tiết niệu: Bí tiểu, tiểu tiện không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu nhiều về đêm… dễ nhầm với hội chứng bàng quang kích thích.
  • Chức năng bài tiết: Rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh bất thường…
  • Hệ sinh dục: Ở nam giới gây rối loạn chức năng cương dương, xuất tinh sớm; ở nữ giới gây khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt dễ nhầm với những bệnh do thiếu hụt nội tiết tố gây ra.
  • Lông tóc móng: Rối loạn hệ thần kinh thực vật còn gây rụng tóc, da khô, hư móng…

   Như vậy, mỗi một bộ phận, tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật sẽ có triệu chứng khác nhau. Đặc biệt, chúng lại dễ nhầm với biểu hiện của các bệnh lý khác, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị.

 

Nguyên nhân gây rối loạn hệ thần kinh thực vật

   Tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật có rất nhiều nguyên nhân gây ra, gồm có:

  • Bệnh lý tự miễn: Lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren
  • Bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn.
  • Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường.
  • Các bệnh lý về thoái hóa thần kinh như teo não, Parkinson, Alzheimer…
  • Các rối loạn tâm lý như: Căng thẳng kéo dài, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực…

 

Các bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu cũng gây rối loạn hệ thần kinh thực vật

Các bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu cũng gây rối loạn hệ thần kinh thực vật

 

  • Tổn thương hạch thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm...
  • Sử dụng rượu, thuốc lá, các chất kích thích như thuốc phiện…
  • Di truyền
  • Tuổi già

 

Cách điều trị rối loạn hệ thần kinh thực vật

   Tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật không gây tử vong nhưng lại ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể. Chúng làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không điều trị sớm.

   Phương pháp điều trị rối loạn hệ thần kinh thực vật tùy thuộc nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên hiện nay, y học toàn cầu chủ yếu chỉ cải thiện được triệu chứng bệnh, bởi 50% trường hợp không tìm được nguyên nhân.

   Các thuốc được sử dụng bao gồm: Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa mất ngủ, thuốc điều chỉnh nhu động ruột, thuốc tim mạch, thuốc giảm tiết mồ hôi… Bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp với từng đối tượng.

   Ngoài ra, một số biện pháp như vật lý trị liệu (xông hơi thuốc, xoa bóp, bấm huyệt) hoặc tâm lý trị liệu cũng được áp dụng để tăng hiệu quả điều trị.

 

Phải làm gì để phòng ngừa rối loạn hệ thần kinh thực vật?

   Phương pháp phòng ngừa rối loạn hệ thần kinh thực vật chủ yếu là thay đổi lối sống, cụ thể:

  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, không làm việc quá sức gây căng thẳng.
  • Giải tỏa tâm trạng bằng cách ngồi thiền, yoga, đi bộ, thư giãn, tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời… Điều này rất quan trọng bởi tâm lý căng thẳng kéo dài vừa làm rối loạn hệ thần kinh thực vật, vừa tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Mà căn bệnh này và thuốc điều trị của nó là thuốc chống trầm cảm lại tác động, làm hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm mất cân bằng hơn. Cuối cùng, các triệu chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật ngày càng rầm rộ.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý: Bổ sung nhiều rau củ quả tươi, giàu chất xơ, hạn chế đồ dầu mỡ, món chiên xào, đồ ăn chế biến sẵn…
  • Nếu mắc bệnh đái tháo đường cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kiêng khem chế độ ăn uống phù hợp, kiểm tra đường huyết thường xuyên.
  • Bỏ rượu, thuốc lá và các chất kích thích gây nghiện.
  • Hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn: Vệ sinh cơ thể và khu vực sinh sống thường xuyên, uống đủ nước, ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có khuyến cáo của bác sĩ.

   Như vậy, tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật có nhiều nguyên nhân gây ra và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Rối loạn trầm cảm dai dẳng: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn trầm cảm dai dẳng là một trong các dạng trầm cảm thường gặp. Bệnh nhân có các triệu chứng ở mức độ nhẹ và vừa nhưng kéo dài mãn tính. 

Khủng hoảng hiện sinh: Nguyên nhân và hệ lụy!

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa, luôn tự hỏi bản thân rằng “mình sống với mục đích gì?”; “sao mình lại tồn tại trên thế giới này?”; thì chứng tỏ bạn đang bị khủng hoảng hiện sinh.

Người trẻ tuổi và gánh nặng an cư lạc nghiệp

Nhiều bạn trẻ lên thành phố nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ với ước mơ có thể sở hữu một căn nhà của chính bản thân mình. Tuy nhiên, giá nhà quá đắt đỏ tại các thành phố lớn khiến những người trẻ tuổi nhọc nhằn với giấc mơ an cư.

Những đối tượng dễ bị rối loạn lo âu, trầm cảm hiện nay

Rối loạn lo âu, trầm cảm là những căn bệnh về tâm lý, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên các chuyên gia đã nhận thấy rằng, một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Nỗi sợ bị chỉ trích: Nguyên nhân và cách vượt qua

Nếu bạn không kiểm soát được nỗi sợ chỉ trích, nó sẽ giảm làm khả năng sáng tạo của bạn, khiến bạn tự ti, lòng tự trọng thấp. 
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi