Điều gì xảy ra khi cha mẹ đối xử không công bằng giữa các con?

Mục lục [Ẩn]

 

   “Sống chung một nhà, sao mà đứa thương đứa ghét” - Đây là lời hát trong bài “Con ghẻ” của Nhật Kim Anh.  Những tưởng sự phân biệt đối xử chỉ xảy ra ở những gia đình có con ruột - con ghẻ nhưng thực tế không phải như vậy. Trong nhiều gia đình, dù có cùng chung huyết thống với mẹ cha nhưng những đứa con vẫn phải chịu cảnh cha mẹ thiên vị, vẫn có đứa “thương”, đứa “ghét”. Tại sao lại như vậy? Điều gì sẽ xảy ra khi cha mẹ đối xử không công bằng như vậy? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Nhiều gia đình hiện nay đang đối xử không công bằng giữa những đứa con.

Nhiều gia đình hiện nay đang đối xử không công bằng giữa những đứa con.

 

Tại sao lại có trường hợp cha mẹ đối xử thiên vị giữa các con?

   Khi được hỏi rằng mình thương con nào nhất, nhiều bậc cha mẹ luôn dõng dạc khẳng định rằng mình yêu thương tất cả các đứa con như nhau và không hề có sự thiên vị nào. Tuy nhiên thực tế, phần lớn cha mẹ có xu hướng thương một đứa con nào đó nhiều hơn. Có nhiều nguyên nhân để dẫn tới tình trạng này, như:

Do thứ tự trong gia đình

  Trong nhiều gia đình, cha mẹ thường có xu hướng thiên vị đứa con út hơn những đứa còn lại. Theo quan điểm của họ, con cả luôn phải có trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ và chăm sóc các em còn con út thì cần được bao bọc và nhường nhịn vì còn non nớt.

Ví dụ:

  • Họ thường đứng về phía đứa bé hơn trong các cuộc tranh cãi.
  • Họ yêu cầu những người con lớn nhường món đồ chơi yêu thích của mình cho con út khi có sự tranh giành.
  • Cha mẹ luôn có câu cửa miệng “con lớn rồi thì phải biết nhường em chứ”.
  • Họ dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho đứa con nhỏ nhất và có nhiều lúc “lơ là” sự quan tâm dành cho đứa lớn hơn.

   Sự thiên vị trong những trường hợp này thường không phải là do các bậc cha mẹ yêu thương đứa này hơn đứa kia mà chỉ do họ đơn thuần cảm thấy những đứa nhỏ cần được quan tâm hơn. 

Do giới tính

   Việt Nam nói riêng và các nước phương Đông nói chung thường có quan điểm “trọng nam khinh nữ”, cần có con trai để “nối dõi tông đường”. Do đó, những gia đình vẫn còn giữ quan điểm lạc hậu này thường có sự thiên vị đứa con trai hơn con gái.

   Thậm chí, một số gia đình còn quan niệm rằng con trai mới là con của mình, còn “con gái là lũ vịt trời, bé thời ăn hại lớn thì bay đi”. Do đó, họ dành sự yêu thương, quan tâm và những điều tốt nhất cho người con trai và bỏ qua đứa con gái của mình.

   Nhưng ngược lại, cũng có những gia đình lại nuông chiều con gái hơn vì ý nghĩ con gái sẽ luôn là người bị chịu thiệt thòi hơn con trai, vất vả hơn, cần được yêu thương hơn.

 

Sự thiên vị có thể xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Sự thiên vị có thể xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ.

 

Do đặc điểm tính cách của trẻ

   Người Việt có câu “ Cha mẹ sinh con trời sinh tính”, mỗi đứa trẻ lại sẽ có một tính cách khác nhau. Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cha mẹ đối xử thiên vị, ví dụ:

  • Những đứa trẻ có tính cách tương đồng với bố mẹ sẽ có xu hướng muốn chia sẻ nhiều hơn và có tình cảm nhiều hơn.
  • Cha mẹ nói riêng và người lớn nói chung thường thích như đứa trẻ khéo ăn nói, lanh lợi, hoạt bát hơn những đứa trẻ ít nói, hướng nội.
  • Một số cha mẹ có xu hướng yêu thương những đứa trẻ học giỏi và nghiêm khắc hơn với đứa trẻ học kém.

 

Điều gì sẽ xảy ra khi cha mẹ đối xử không công bằng giữa các con?

   Cha mẹ là những người thân yêu nhất và được con cái yêu quý nhất. Vậy nên, khi bị cha mẹ đối xử bất công, không được tôn trọng và yêu thương, trong lòng con cái sẽ hình thành một tổn thương sâu sắc. Điều này có thể có tác động xấu đến sức khỏe tâm thần và sự hình thành tính cách của trẻ, như:

Tổn thương tâm lý của trẻ

   Trẻ rất nhạy cảm và thường có tâm lý so bì. Khi bị lơ là hoặc cảm thấy mẹ không yêu mình nhiều bằng anh /chị/ em, trẻ sẽ thấy cô đơn, lạc lõng, uất ức và thấy không công bằng.

   Lúc này, trẻ sẽ rất cố gắng để lấy lòng cha mẹ. Nếu không thành công thì sau một thời gian, tâm lý của chúng sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Những hành động, lời nói thể hiện sự phân biệt đó sẽ ăn sâu vào vô thức và có thể tạo ra suy nghĩ mình bất tài, vô dụng, do mình sai nên không được cha mẹ yêu thương.

Hình thành tính cách bướng bỉnh, chống đối

   Khi nhận thấy bản thân không được chiều chuộng và yêu thương như các anh chị em, cảm giác khó chịu và tức giận khi nhìn thấy bản thân bị đối xử bất công sẽ khiến cho trẻ hình thành những tính cách tiêu cực.

   Trẻ thường sẽ tỏ ra chống đối, bướng bỉnh với mong muốn nhận được sự quan tâm, chú ý của người lớn dù biết rằng những hành vi này là không đúng và bản thân có thể bị trách phạt.

Khiến trẻ giảm lòng tự trọng

   Trẻ bị đối xử không công bằng sẽ luôn cảm thấy bản thân không xứng đáng được yêu thương, vô dụng và không có giá trị. Trẻ có xu hướng nhạy cảm với những lời phê bình, chỉ trích và luôn có những suy nghĩ tiêu cực về giá trị của bản thân. Chúng luôn nhớ rõ ràng những lời chê bai, chì chiết, trách móc của bố mẹ mà quên mất bản thân cũng có thế mạnh riêng.

 

Sự phân biệt đối xử có thể khiến trẻ có lòng tự trọng thấp.

Sự phân biệt đối xử có thể khiến trẻ có lòng tự trọng thấp.

 

Trẻ ghen tị với anh chị em ruột

   Bố mẹ quá bất công, thiên vị sẽ khiến trẻ hình thành suy nghĩ tiêu cực là nếu không có anh chị em, có thể bố mẹ sẽ yêu thương bản thân nhiều hơn. Những suy nghĩ tiêu cực này sẽ khiến trẻ trở nên ganh ghét với anh chị em.

   Theo thời gian, lòng đố kỵ lớn dần có thể khiến trẻ có những hành động sai trái. Trước những hành vi này, bố mẹ không ngừng la mắng và chì chiết vì trẻ không biết yêu thương người thân trong gia đình. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại không hề biết rằng cách giáo dục méo mó, sai lệch và bất công của chính mình là nguồn cơn dẫn đến hậu quả này.

Trẻ xa cách với gia đình

   Gia đình vốn dĩ là tổ ấm để trẻ trở về khi đối mặt với bất công và khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu ngay cả chính gia đình cũng không công bằng, trẻ sẽ thu mình lại và trở nên tự cô lập bản thân với người khác. Trẻ không được đối xử công bằng sẽ trở nên xa cách với gia đình, ít thân cận với bố mẹ và anh chị em.

Gia tăng các vấn đề tâm lý

    Trẻ nhỏ chưa hoàn thiện về tính cách, nhận thức và kinh nghiệm sống nên không biết cách tự điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Trẻ rất dễ bị nỗi buồn và những cảm xúc tiêu cực “nhấn chìm” gây gia tăng các vấn đề tâm lý như stress, rối loạn lo âu, trầm cảm tuổi dậy thì,… Một số trẻ tìm đến game online và rượu bia, thuốc lá như một cách giải tỏa cảm xúc. Thậm chí, một số trẻ có xu hướng tự hại mong nhận được tình yêu thương và sự quan tâm từ bố mẹ.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng cha mẹ thiên vị đứa con này hơn đứa kia và hậu quả khi cha mẹ đối xử không công bằng giữa các con. Cha mẹ đối xử không công bằng để cho các con rất nhiều vết thương lòng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi