Cách tận hưởng tuổi nghỉ hưu, xua tan căng thẳng, lo lắng và phiền muộn

Mục lục [Ẩn]

 

   Đối với nhiều người, nghỉ hưu là một phần thưởng sau khi đã vất vả làm việc, cống hiến trong nhiều năm. Tuy nhiên, với một số khác, việc phải nghỉ hưu khiến họ cảm thấy hụt hẫng, căng thẳng, lo lắng và phiền muộn.

   Vậy, cần phải làm gì để xua tan những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực này, để có thể tận hưởng nửa cuối của cuộc đời một cách hạnh phúc? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Cách tận hưởng tuổi nghỉ hưu, xua tan căng thẳng, lo lắng và phiền muộn

Cách tận hưởng tuổi nghỉ hưu, xua tan căng thẳng, lo lắng và phiền muộn

 

Tại sao nghỉ hưu lại khiến nhiều người lo lắng và phiền muộn?

   Nhiều người đã dành không ít thời gian để hình dung về thời gian nghỉ hưu lý tưởng của mình. Đó có thể là được đi du lịch khắp nơi, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và bạn bè, theo đuổi các sở thích, hay chỉ đơn giản là tận hưởng sự tự do.

   Tuy nhiên, mọi người thường bỏ qua tác động tâm lý của việc nghỉ việc. Ban đầu, việc thoát khỏi công việc hàng ngày, tắc đường khi đi làm, mâu thuẫn tại nơi làm việc, có vẻ như là một sự giải thoát tuyệt vời. Nhưng chỉ sau vài tháng về hưu, cảm giác thoải mái, mãn nguyện khi được “nghỉ dưỡng vĩnh viễn” bắt đầu mất đi. Thay vào đó, họ có thể cảm thấy trống trải, buồn chán, không còn mục đích và  cô đơn.

   Một số người lại coi công việc là niềm vui, là cách để họ thể hiện giá trị của bản thân. Vì vậy, nếu phải nghỉ hưu, họ sẽ có cảm giác căng thẳng, lo lắng về việc sẽ lấp đầy những ngày tháng còn lại của mình như thế nào, khi ở nhà cả ngày mà không biết phải làm gì. Về lâu dài, họ có thể rơi vào phiền muộn, buồn chán và gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Cách xua tan căng thẳng, lo lắng và phiền muộn khi nghỉ hưu

   Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi chuẩn bị cho chương mới này trong cuộc đời của mình. Việc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho sự thay đổi sẽ là cách giúp bạn dễ dàng thích nghi với cuộc sống mới.

   Cùng với đó, để xua tan căng thẳng và lo lắng, đồng thời tìm thấy ý nghĩa và những mục đích mới trong cuộc sống, bạn có thể thực hiện những điều sau đây:

Chấp nhận sự thay đổi

   Nghỉ hưu là một giai đoạn không thể tránh khỏi của cuộc sống. Nó cũng giống như khi bạn chuyển từ tuổi niên thiếu, sang trưởng thành. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, cuộc sống dường như có thể thay đổi với tốc độ ngày càng nhanh, và việc thích ứng với điều này chưa chắc đã dễ dàng.

    Bước đầu tiên để giúp bạn làm quen với việc nghỉ hưu chính là chấp nhận sự thay đổi:

  • Bạn hãy nghĩ về việc nghỉ hưu như một hành trình thay vì là một điểm đến. Bạn hãy cho phép bản thân có thời gian để tìm hiểu và khám phá những gì mình có thể đạt được trong cuộc hành trình mới này, thay vì những thứ đang dần mất đi.
  • Bạn hãy kiên cường hơn khi đương đầu với việc nghỉ hưu, giống như việc bạn đã mạnh mẽ như thế nào khi đối diện với các khó khăn trong công việc hay cuộc sống; giữ quan điểm lành mạnh ngay cả trong thời điểm khó khăn nhất.
  • Thừa nhận sự tồn tại của những cảm xúc tiêu cực như: tức giận, buồn bã, lo lắng, đau buồn,... và đừng cố trốn tránh chúng. Những cảm xúc dù có mãnh liệt hay khó chịu nhất, cũng sẽ sớm qua đi mà thôi.

 

Bạn hãy chấp nhận sự thay đổi sau nghỉ hưu

Bạn hãy chấp nhận sự thay đổi sau nghỉ hưu

 

Quản lý căng thẳng, lo lắng và phiền muộn

  • Bạn hãy thường xuyên thực hành một kỹ thuật thư giãn như thiền, giãn cơ dần dần, hít thở sâu, yoga hoặc thái cực quyền để giúp giảm bớt lo lắng, căng thẳng, và cải thiện cảm giác hạnh phúc, sức khỏe tổng thể.
  • Tập thể dục cũng là một cách hiệu quả để nâng cao tâm trạng, giảm căng thẳng và stress, từ đó giúp bạn cảm thấy thoải mái và tích cực hơn khi về già.
  • Thực hành lòng biết ơn: Ghi nhận những điều bạn biết ơn là một cách nhanh chóng và dễ dàng để cải thiện tâm trạng và góc nhìn của bạn. Bạn hãy dành một chút thời gian để tận hưởng cảm giác thoải mái đến từ những điều nhỏ bé nhất trong cuộc sống.
  • Dành thêm thời gian để tiếp xúc với tự nhiên, không gian xanh cũng có thể giúp giảm căng thẳng, và khiến bạn thấy hạnh phúc hơn.
  • Từ bỏ thói quen lo lắng bằng cách chấp nhận rằng luôn có những thứ không thể chắc chắn một cách hoàn toàn, từ đó bạn có thể nhìn cuộc sống một cách cân bằng và lạc quan hơn.

Tìm kiếm mục đích và ý nghĩa mới của cuộc sống

  • Tìm công việc bán thời gian sau khi nghỉ hưu: Bạn có thể tìm một công việc bán thời gian để lấp bớt khoảng thời gian trống trong ngày, và tìm thấy niềm vui khi biết mình vẫn còn giúp ích được cho cộng đồng và gia đình. Nếu từng là giáo viên, bạn có thể tìm lớp dạy thêm; nếu là bác sĩ bạn có thể làm tại các trạm y tế,...
  • Tham gia hoạt động tình nguyện: Quyên góp thời gian và công sức của bạn để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, sẽ khiến cuộc sống của bạn thêm nhiều ý nghĩa và tinh thần vui vẻ, lạc quan hơn.
  • Thực hiện các việc yêu thích: Bạn hãy tận dụng thời gian nghỉ hưu là một cơ hội để theo đuổi sở thích cá nhân. Bạn có thể đi du lịch, chơi thể thao, làm nghệ thuật,... hay bất kỳ điều gì đã bỏ lỡ trước kia.
  • Học thêm những thứ mới mẻ như: chơi nhạc cụ, khiêu vũ, đọc sách,... để mở mang đầu óc, phát triển sở thích mới và đặt thêm mục tiêu mới cho bản thân.
  • Nuôi thú cưng: Nếu bạn là người yêu động vật, việc chăm sóc thú cưng sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn rất nhiều. Thú cưng cũng có thể trở thành bạn đồng hành khi bạn già đi, giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, trầm cảm và lo lắng.

 

Nuôi thú cưng giúp bạn vui vẻ, thoải mái hơn

Nuôi thú cưng giúp bạn vui vẻ, thoải mái hơn

 

Chăm sóc sức khỏe của bạn

   Đối phó với việc nghỉ hưu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn, dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau, và làm giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, bạn cần dành thời gian chăm sóc sức khỏe của bản thân bằng cách: ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, tránh xa chất kích thích, rèn luyện trí nhớ,...

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về những cách tận hưởng tuổi nghỉ hưu, xua tan căng thẳng, lo lắng và phiền muộn. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760.6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Làm sao để giúp người thân vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên?

Cách để giúp người thân vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên là khuyên họ chấp nhận sự thay đổi, tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống,...

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì - Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là do những thay đổi đáng kể về thể chất và tâm lý, khiến các bạn mất tự chủ, trở nên nhạy cảm hơn,...

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai: Nguyên nhân và hệ lụy

Khi biết tin có thai, hầu hết các chị em đều cảm thấy vui mừng, hạnh phúc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lại rơi vào khủng hoảng tâm lý bởi chưa sẵn sàng làm mẹ.

Khủng hoảng hiện sinh: Nguyên nhân và hệ lụy!

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa, luôn tự hỏi bản thân rằng “mình sống với mục đích gì?”; “sao mình lại tồn tại trên thế giới này?”; thì chứng tỏ bạn đang bị khủng hoảng hiện sinh.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi