Mục lục [Ẩn]
Gia đình là nơi chan chứa tình yêu thương, là chỗ dựa vững chắc của chúng ta mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên với những người mắc hội chứng cô đơn giữa gia đình, đây lại là nơi họ cảm thấy lạnh lẽo, bí bách nhất. Chính hội chứng này bắt nguồn cho hàng loạt hệ lụy đáng tiếc khác, phá hoại tổ ấm của nhiều người.
Hội chứng cô đơn giữa gia đình là thế nào?
Hội chứng cô đơn giữa gia đình là thế nào?
Hội chứng cô đơn giữa gia đình là tình trạng một người không thể chia sẻ, tâm sự nỗi lòng với bất kỳ ai trong chính căn nhà của mình. Điều này khiến họ cảm thấy bị cô đơn, buồn bã, không thoải mái.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc hội chứng này nhưng phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Một số triệu chứng của người mắc hội chứng cô đơn giữa gia đình bao gồm:
- Chán nản, mệt mỏi, uể oải, buồn phiền, u uất mỗi khi ở nhà.
- Có xu hướng tự trò chuyện một mình.
- Dành rất nhiều thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính, Ipad
- Cảm thấy không thể trò chuyện với các thành viên trong gia đình. Ở bên ngoài họ có thể là người vui vẻ, hài hước, sôi động, náo nhiệt nhưng chỉ cần về nhà, họ dường như trở thành con người khác, trầm mặc, nóng nảy, bốc đồng…
- Giảm sự tập trung, sa sút trong học tập hay làm việc
- Tinh thần yếu ớt, thường xuyên bị stress, căng thẳng
- Thích ra ngoài chơi, ít khi ở nhà.
- Có xu hướng tìm đến các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá hay chất gây nghiện.
Nguyên nhân nào gây hội chứng cô đơn giữa gia đình?
Nhìn chung, sự bận rộn, vô tâm của người thân chính là nguyên nhân gây hội chứng cô đơn giữa gia đình, cụ thể:
Sự vô tâm của cha mẹ với con cái
Cha mẹ quá bận rộn làm ăn, kiếm tiền nên không có thời gian chăm sóc con cái. Theo đó, trẻ chỉ có thể tự chơi một mình bằng cách xem máy tính, điện thoại, tivi từ ngày này qua ngày khác. Nhiều phụ huynh còn bận rộn đến mức những dịp đặc biệt của con như ngày sinh nhật, họp phụ huynh, con nhận giải thưởng… cũng vắng mặt.
Sự vô tâm của cha mẹ là nguyên nhân gây hội chứng cô đơn giữa gia đình
Theo đó, trẻ cảm thấy cô đơn, lạc lõng, dần mắc hội chứng cô đơn giữa gia đình.
Trường hợp khác do cha mẹ thiên vị, đối xử không công bằng giữa các anh chị em. Hoặc phụ huynh can thiệp quá mức vào đời sống của con, áp đặt thành tích, bắt con học bất kể ngày đêm… cũng góp phần dẫn đến hội chứng này.
Sự vô tâm giữa vợ chồng
Những người làm vợ, làm dâu xa xứ, phải chung sống với gia đình nhà chồng rất dễ mắc hội chứng cô đơn giữa gia đình. Sự khác biệt trong lối sống, văn hóa khiến các nàng dâu khó hòa hợp, cảm thấy lạc lõng trong nhà. Nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn khi xuất hiện mâu thuẫn giữa vợ chồng, người chồng vô tâm, mẹ chồng nàng dâu căng thẳng…
Sự khác biệt về nghề nghiệp, trình độ học vấn cũng là yếu tố góp phần dẫn đến hội chứng cô đơn giữa gia đình. Chẳng hạn như người mẹ, người mẹ chỉ ở nhà lo công việc nội trợ trong khi người chồng, người con làm các công việc giao tiếp, kinh doanh sẽ khó tìm được các điểm chung khi trò chuyện, dễ thấy bị lạc lõng.
Nhiều trường hợp khi kinh tế khá giả, người chồng trở nên hời hợt, vô tâm với vợ con. Họ sa vào những cuộc ăn chơi với bạn bè, đối tác. Tần suất ăn bữa cơm nhà cũng ít dần đi. Họ cũng không còn chia sẻ, tâm sự mọi việc với vợ như trước đây nữa. Theo thời gian, người vợ dần cảm thấy hụt hẫng, cô đơn ngay chính căn nhà mình.
Hội chứng cô đơn giữa gia đình gây nhiều hệ lụy đáng tiếc
Hội chứng cô đơn giữa gia đình: Những hệ lụy đáng tiếc!
Gia đình chính là nơi chăm sóc và nuôi dưỡng nhân cách của con người trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Đây cũng là chỗ dựa quan trọng cho tất cả mọi người.
Hội chứng cô đơn giữa gia đình khiến nhiều người có xu hướng tự tách biệt chính mình với người thân. Những hệ lụy đáng tiếc cũng khởi nguồn từ đây.
Với trẻ nhỏ, sự vô tâm của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy mình không được cha mẹ yêu thương. Tâm lý dần trở nên tự ti, lòng tự trọng thấp, luôn có cảm xúc tiêu cực. Trẻ dễ cáu giận, nóng nảy hơn, ít nói và có nguy cơ cao bị trầm cảm.
Trường hợp khác lại chơi với bạn bè xấu, sa vào những tệ nạn xã hội, hình thành suy nghĩ sai lệch, chỉ quan tâm đến bản thân. Có trẻ lại chìm đắm vào thế giới ảo, nghiện game online… làm giảm kết quả học tập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của con.
Chẳng hạn như trường hợp bé Đông, 14 tuổi, con của chị Hạnh ở Hà Nội. Chị cho biết vợ chồng chị làm kinh doanh nên công việc bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc con. Dần dần, con lao vào trò chơi điện tử đến mức nghiện, kết quả học tập ngày càng sa sút. Chị dùng nhiều biện pháp từ khuyên bảo nhẹ nhàng đến răn đe, cắt mạng, cắt điện mà không ăn thua.
Với người vợ bị hội chứng cô đơn giữa gia đình, họ dễ chìm sâu vào cảm xúc tiêu cực, tăng nguy cơ trầm cảm. Trường hợp khác lại tìm đến những mối quan hệ mới, nguy cơ ngoại tình, ly hôn cao.
Tùy từng nguyên nhân, tình huống gây hội chứng cô đơn giữa gia đình mà những hệ lụy xảy ra có thể khác nhau. Thế nhưng đa phần, chúng đều gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến tinh thần, cuộc sống của mỗi người.
Làm thế nào để vượt qua hội chứng cô đơn giữa gia đình?
Làm thế nào để vượt qua hội chứng cô đơn giữa gia đình?
Để vượt qua hội chứng cô đơn giữa gia đình, bạn nên:
Chủ động chia sẻ cảm xúc với gia đình
Bản chất của hội chứng cô đơn giữa gia đình là khó kết nối với những người thân, không cảm nhận được tình cảm gia đình. Vì thế, bạn nên mở lòng, chia sẻ với mọi người trước, thay vì cứ chìm đắm trong sự tiêu cực, bức bối.
Trẻ nhỏ có thể trực tiếp nói mong muốn của bản thân với cha mẹ. Ngược lại, các bậc phụ huynh cũng nên dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chăm sóc con cái.
Giữa hai vợ chồng cũng cần trò chuyện trực tiếp với nhau và với các thành viên khác. Từ đó, các thành viên cùng tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
Nếu khó mở lời, bạn có thể nhắn tin, viết thư để bày tỏ nỗi lòng và mong muốn của bản thân.
Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý
Các chuyên gia tâm lý sẽ đóng vai trò như một người bạn. Họ sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ những cảm xúc tiêu cực mà bạn đang gặp phải, từ đó đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho từng người. Không chỉ người bệnh mà các thành viên khác trong gia đình cũng nên tham gia buổi trị liệu để hỗ trợ họ vượt qua dễ dàng hơn.
Chuyên gia tâm lý có thể nói chuyện riêng hoặc tổ chức các buổi trị liệu gia đình để các thành viên kết nối lại với nhau. Thêm nữa, họ còn giúp người bệnh biết cách kiểm soát cảm xúc, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, hướng đến những điều lạc quan, tích cực hơn.
Tham gia các hoạt động kết nối với gia đình
Những hoạt động như picnic, ăn uống, đi mua sắm… đều giúp gắn kết tình cảm mỗi thành viên trong gia đình. Thời gian hạnh phúc vui vẻ cùng người thân sẽ giúp chữa lành các vết thương tinh thần cho người bệnh.
Với đứa trẻ bị nghiện game, cha mẹ hãy đặt ra quy định thời gian chơi cụ thể mỗi ngày cho con. Thời gian còn lại thì rủ rê con tham gia các hoạt động ngoài trời, cùng con chơi trò chơi để trẻ thấy niềm vui trong cuộc sống đời thực.
Thực hiện các biện pháp thư giãn tinh thần
Các biện pháp thư giãn tinh thần như tập thể dục, tắm nắng, ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách, viết nhật ký… đều giúp bạn giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Do đó, bạn hãy áp dụng chúng thường xuyên, đồng thời ăn uống đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt.
Có thể thấy, hội chứng cô đơn giữa gia đình là khởi nguồn của hàng loạt hệ lụy khác. Vì vậy chúng cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Nếu có băn khoăn gì khác, mời bạn liên hệ số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính, các chuyên gia tâm lý sẽ tư vấn cho bạn!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập