Sang chấn tâm lý: Làm gì để vượt qua?

Mục lục [Ẩn]

 

   Các biến cố trong cuộc sống như mất người thân, mắc bệnh hiểm nghèo, bị phản bội trong hôn nhân…. đôi khi làm chúng ta sốc, sang chấn tâm lý. Nếu không biết cách vượt qua nó, bạn sẽ dễ gặp các vấn đề như rối loạn lo âu, trầm cảm. Vậy phải làm gì để vượt qua sang chấn tâm lý?

 

Sang chấn tâm lý: Làm gì để vượt qua?

Sang chấn tâm lý: Làm gì để vượt qua?

 

Sang chấn tâm lý là như thế nào?

   Sang chấn tâm lý là nỗi ám ảnh về các ký ức, sự kiện kinh hoàng trong quá khứ mà con người chưa thể vượt qua. Nó có thể là tổng hợp các sự kiện diễn ra trong nhiều năm, thậm chí kéo dài từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành. Chúng gây tổn thương đến cả thể chất, tinh thần, tác động xấu đến chất lượng đời sống.

   Nỗi ám ảnh trong quá khứ khiến nạn nhân cảm thấy lo lắng, sợ hãi nếu gặp phải tình huống tương tự. Chẳng hạn như người sang chấn tâm lý vì tai nạn ô tô, họ sẽ hoảng loạn khi thấy chiếc ô tô có hình dáng giống với chiếc đã gây tai nạn.

   Các chuyên gia chia tình trạng sang chấn tâm lý thành 5 loại như sau:

  • Yếu tố sang chấn thời gian giới hạn cấp thời (acute time-limited stressor) có thể liên quan đến những thực nghiệp như diễn thuyết, phát biểu, nói trước công chúng hay nơi đông người…
  • Yếu tố sang chấn tự nhiên ngắn hạn (brief naturalistic stressor) thường liên quan đến những tác động, thách thức ngắn hạn như việc thi cử thất bại.
  • Yếu tố sang chấn kéo dài (chronic stressor) là các sự kiện khiến một người có sự thay đổi đáng kể về đời sống, chẳng hạn như bị tai nạn nằm liệt giường.
  • Yếu tố sang chấn từ xa (distant stressor) thường xuất hiện từ thời thơ ấu và tồn tại trong tâm trí của người bệnh, thường gặp là bị lạm dụng tình dục hay bị bắt cóc khi còn nhỏ.

 

Bị bắt cóc lúc nhỏ là yếu tố gây sang chấn tâm lý từ xa

Bị bắt cóc lúc nhỏ là yếu tố gây sang chấn tâm lý từ xa

 

  • Chuỗi sự kiện sang chấn (stressful event sequence) có đặc điểm là một sự kiện chính kéo theo nhiều vấn đề khác, ví dụ như thiên tai làm mất nhà cửa, cha mẹ mất tích khiến nạn nhân trở thành trẻ mồ côi, sống trong hoàn cảnh khó khăn nghèo khổ…

   Nếu bạn không vượt qua được những sang chấn nêu trên, tinh thần bị tổn thương kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Sang chấn tâm lý: Làm gì để vượt qua?

   Để vượt qua tình trạng sang chấn tâm lý, bạn nên:

Hiểu và chấp nhận tình trạng của bản thân

   Bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng để bạn nhanh vượt qua sang chấn tâm lý là nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân. Bạn cần bình tĩnh, hiểu rằng thể chất và tinh thần của mình đang gặp vấn đề gì. Từ đó, bạn áp dụng biện pháp phù hợp để cải thiện sức khỏe. 

   Nếu cứ mãi chìm đắm vào những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, những mất mát không bao giờ có thể thay đổi được sẽ càng khiến cho bạn trở nên tiêu cực, tồi tệ hơn. Việc bạn nên làm bây giờ là cố gắng sống cho hiện tại và tương lai.

   Tuy nhiên, những người đang rơi vào sang chấn tâm lý thường rất khó để nhận biết tình trạng bất ổn trong suy nghĩ và hành vi của họ. Vì vậy, người thân trong gia đình cần chia sẻ, động viên, giúp họ chấp nhận sự thật. Nếu cần thiết, bạn hãy đến gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, điều trị kịp thời.

Học cách đối diện với sự thật

   Khi gặp các biến cố không mong muốn, chúng ta thường có xu hướng tránh né sự thật. Thế nhưng, bạn không thể nào trốn tránh cả đời các sự kiện, đồ vật gợi nhớ đến biến cố trong quá khứ.

 

 Cách để vượt qua sang chấn tâm lý là hãy mạnh mẽ đối diện với sự thật

Cách để vượt qua sang chấn tâm lý là hãy mạnh mẽ đối diện với sự thật

 

   Đôi khi sự lẩn trốn đó lại khiến bạn phải gặp nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến công việc và cả tương lai.

   Chẳng hạn như bạn chứng kiến người thân rơi từ trên cao xuống, tử vong. Từ đó, bạn bắt đầu ám ảnh, sợ hãi độ cao. Nếu cứ giữ mãi nỗi sợ này, bạn sẽ không thể đi máy bay, không thể sống hay làm việc ở ngôi nhà cao tầng…

   Do đó, bạn hãy mạnh mẽ, cố gắng vượt qua nỗi ám ảnh lớn về các sự kiện đã từng làm tổn thương tâm lý trong quá khứ. Bạn nên bắt đầu đối diện với nỗi sợ bằng những việc đơn giản, trong tầm kiểm soát của bản thân.

   Nếu bản thân vẫn chưa đủ quyết tâm và sự tự tin để đối diện với những nỗi ám ảnh, bạn hãy nhờ sự hỗ trợ của người thân, bạn bè. Họ sẽ giúp đỡ, tiếp thêm động lực cho bạn.

Dừng việc tự đổ lỗi

   Việc bạn ngẫm đi nghĩ lại về sự việc đã xảy ra trong quá khứ để đổ lỗi cho chính mình hoặc bất kỳ người nào khác đều sẽ chỉ mang lại cảm xúc tiêu cực. Nó khiến bạn mãi không thoát ra được cảm giác đau khổ, buồn bã, thất vọng, bất lực. Cuối cùng, bạn dễ rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm. 

   Bởi vậy, bạn nên ngừng ngay việc tự đổ lỗi. Mọi việc trong quá khứ dù tồi tệ đến đâu thì hiện tại, bạn không thể thay đổi được. Thay vì trách móc bản thân và người khác, bạn nên sống tích cực hơn, cố gắng làm thật nhiều điều ý nghĩa cho cuộc sống.

Chủ động chia sẻ nhiều hơn

   Việc bạn giấu kín những tâm tư, buồn bực trong lòng sẽ càng khiến bạn dễ mắc bệnh tâm lý. Theo đó, bạn nên ra ngoài gặp gỡ bạn bè, chia sẻ với họ về cảm xúc của bản thân. Nếu bạn ngại nói trực tiếp, bạn có thể viết tin nhắn, viết thư để bày tỏ nỗi lòng.

 

Chủ động chia sẻ suy nghĩ với bạn bè người thân

Chủ động chia sẻ suy nghĩ với bạn bè người thân

 

   Những lời khuyên, lời động viên của người thân thiết sẽ giúp bạn nhẹ nhõm hơn, dần nguôi ngoai biến cố gây sang chấn tâm lý.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

   Một trong những hậu quả thường gặp của sang chấn tâm lý là mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay gặp ác mộng về chính sự việc đã xảy ra. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, cạn kiệt năng lượng, kết quả học tập, công việc đều sa sút nghiêm trọng.

   Chính vì thế, bạn nên cải thiện chất lượng giấc ngủ. Việc ngủ ngon, ngủ sâu giấc sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng. Nếu bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc, bạn hãy áp dụng biện pháp thư giãn tinh thần như ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc không lời...

Tăng cường bổ sung dinh dưỡng

   Các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh. Đặc biệt, một số dưỡng chất như L-Tryptophan, tyrosin, phenylalanin… là tiền chất để cơ thể sản xuất hormone hạnh phúc serotonin, dopamin. Những hormone này giúp cải thiện tâm trạng, mang lại cảm giác sảng khoái, vui vẻ, hạnh phúc. Bạn có thể sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để kích thích cơ thể tiết đủ hormone hạnh phúc serotonin, dopamin đồng thời cũng giúp ngủ ngon và sâu hơn.

   Ngoài ra, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau củ quả tươi. Đồng thời, tập thể dục thể thao thường xuyên để vừa tốt cho sức khỏe thể chất, vừa thư giãn tinh thần hiệu quả.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết cách vượt qua sang chấn tâm lý. Những chuyện trong quá khứ sẽ không thể thay đổi được nhưng bạn có thể làm chủ hiện tại và tương lai. Vì vậy, bạn hãy bình ổn cảm xúc, cố gắng sống tốt mỗi ngày!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: sang chấn tâm lý

Bài viết liên quan

Sang chấn tâm lý sau tai nạn và những hệ lụy

Một vụ tai nạn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả người và của. Với những người may mắn sống sót, tai nạn không chỉ gây tổn thương về sức khỏe, kinh tế mà còn gây tổn hại về mặt tinh thần...

Sang chấn tâm lý gây ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ của bạn?

Sang chấn tâm lý  là một phản ứng cảm xúc của con người trước một sự kiện gây sang chấn. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bệnh nhân.

Những phản ứng tâm lý thường gặp sau sang chấn

Để phục hồi sau sang chấn, bước đầu tiên mà bạn cần làm là nhận biết những phản ứng tâm lý mình gặp phải sau sự kiện gây sang chấn. Dưới đây là một số phản ứng tâm lý thường gặp, mời bạn theo dõi!

Liệu pháp sang chấn là gì?

Sang chấn tâm lý là một tình trạng không hiếm gặp và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Sau một sự kiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng theo hướng tiêu cực, mỗi người lại có phản ứng khác nhau.

7 dấu hiệu cho thấy bạn chưa thực sự phục hồi sau sang chấn tâm lý

7 dấu hiệu cho thấy bạn chưa thực sự phục hồi sau sang chấn tâm lý.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi