Những cách giúp bạn thoát kh-ỏi hội chứng “tổ rỗng” khi con cái không còn ở bên

Mục lục [Ẩn]

 

   Bất kỳ cha mẹ nào cũng đều nhận thức được việc con cái của họ sẽ rời khỏi tổ ấm vào một lúc nào đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng luôn sẵn sàng để đón nhận cảm giác cô đơn và trống trải do điều này mang lại.

   Hội chứng “tổ rỗng” là cụm từ được dùng để chỉ tình trạng này. Vậy, bạn nên làm gì khi “chiếc tổ ấm áp” nay đã trở nên hiu quạnh? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điều này nhé!

 

Những cách giúp bạn thoát khỏi hội chứng “tổ rỗng” khi con cái không còn ở bên

Những cách giúp bạn thoát khỏi hội chứng “tổ rỗng” khi con cái không còn ở bên

 

Những thay đổi về tâm lý trong hội chứng “tổ rỗng”

   Các loại chim trong tự nhiên có thói quen làm tổ, đẻ trứng và chăm sóc con non. Sau khi những con non trưởng thành, chúng sẽ bay đi. Về cơ bản, cuộc sống của con người cũng trải qua những giai đoạn như vậy. Chúng ta cũng xây dựng gia đình, sinh con và nuôi dạy con cái. Và khi trưởng thành, chúng cũng có thể rời nhà đi để có một cuộc sống mới.

   Tuy nhiên, loài chim sẽ bỏ lại chiếc tổ cũ, còn con người vẫn sẽ tiếp tục sống tại đây. Đồng thời, với thời gian gắn bó rất dài và sâu sắc với con cái, thì gần như chẳng có cha mẹ nào có thể bình thường được khi những đứa trẻ rời đi.

    Cảm giác trống trải, mất mát, chán nản, cô đơn và buồn bã là những điều mà họ cảm thấy đầu tiên khi con cái không còn ở bên mình. Một số người có thể cảm thấy như mình bị mất mục đích sống. Họ không biết phải làm gì trong khoảng thời gian, mà thường dùng để chăm sóc con cái.

   Một số người cảm thấy lo lắng vì không biết con cái của mình có sống tốt không, có thể tự lo cho bản thân hay không. Họ trở nên nhạy cảm, dễ xúc động, dễ bật khóc hơn, thậm chí là cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa.

    Nếu không thể buông cảm xúc tiêu cực này, thì bạn sẽ mắc kẹt trong chính “tổ ấm” của mình, và rơi vào rối loạn lo âu, trầm cảm. Ngược lại, nếu có thể vượt qua sự đau khổ, bạn sẽ dần hồi phục, và có một cuộc sống mới vui vẻ, hạnh phúc hơn. Vậy, bạn cần làm gì để có thể thoát khỏi hội chứng “tổ rỗng” ?

 

 Nhiều người sẽ cảm thấy trống trải, buồn bã khi không còn sống với con cái

Nhiều người sẽ cảm thấy trống trải, buồn bã khi không còn sống với con cái

 

Những cách giúp bạn thoát khỏi hội chứng “tổ rỗng”

   Sống trong một ngôi nhà hiu quạnh, ít tiếng nói chuyện, cười đùa là một thử thách lớn đối với nhiều người. Cho dù có chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, nhưng không phải ai cũng dễ dàng làm quen với cuộc sống không có con cái quây quần.

   Tuy nhiên, như đã nói, nếu thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực, thì bạn sẽ có được một cuộc sống mới tốt hơn. Theo đó, một số cách có thể giúp ích cho bạn trong giai đoạn này là:

Chấp nhận thực tế

    Việc con cái rời đi là quy luật tất yếu của tự nhiên, chẳng có con chim non nào có thể sống mãi với cha mẹ của chúng được. Chúng cần phải tự bay trên đôi cánh của mình, phải tự lo cho cuộc sống sau này. Bạn càng chấp nhận điều này sớm bao nhiêu, thì càng nhanh chóng hồi phục bấy nhiêu.

Duy trì kết nối xã hội

   Những đứa con rời đi không có nghĩa là bạn sẽ chỉ còn lại một mình. Xung quanh bạn vẫn còn có rất nhiều người khác như bạn bè, người thân, hàng xóm,... Bạn hãy dành thời gian giao lưu với họ, tham gia các hoạt động cộng đồng tại nơi cư trú, gọi điện hỏi thăm hoặc đi ăn uống, đi chơi với bạn bè,... Những điều này sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác cô đơn.

Dành thời gian để chăm sóc bản thân

    Nhiều người sẽ cảm thấy trống trải khi không biết làm gì cho hết ngày. Điều này được bắt gặp ở những người đã nghỉ hưu, hoặc chỉ chuyên tâm làm công việc nội trợ, chăm sóc gia đình. Để giảm bớt sự trống rỗng, bạn hãy chuyển hướng từ chăm sóc con sang chăm sóc bản thân. Bạn hãy tập thể dục nhiều hơn, làm đẹp, ăn uống đầy đủ hơn, ngủ đủ giấc,...

 

Bạn hãy dành thời gian chăm sóc bản thân và tận hưởng cuộc sống với người bạn đời

Bạn hãy dành thời gian chăm sóc bản thân và tận hưởng cuộc sống với người bạn đời

 

Tận hưởng cuộc sống mới với người bạn đời

   Sự có mặt của con cái đôi khi khiến cho bạn đã vô tình quên đi cuộc sống hôn nhân của mình. Do đó, lúc chúng rời đi, cũng là lúc mà bạn có thể vun đắp và tận hưởng cuộc sống hôn nhân cùng với người bạn đời. Bạn hãy cùng họ làm những điều mới mẻ cùng nhau, xây dựng những kỷ niệm đẹp.

    Nếu người bạn đời không còn ở cạnh bạn nữa, thì đây cũng là thời điểm mà bạn có thể tìm kiếm hạnh phúc mới. Dù sao thì, con chăm cha mẹ, cũng không bằng ông bà chăm nhau.

Làm những điều mà mình yêu thích

   Bạn có thể giúp cho cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa hơn, và bận rộn hơn bằng cách thực hiện những đam mê của bản thân. Những điều mà bạn có lẽ đã vô tình quên mất trong những năm tháng vất vả nuôi dạy con cái.

    Bạn có thể nuôi thú cưng, trồng cây cảnh, tập yoga, đăng ký các lớp dạy nhảy, dạy múa, dạy làm đồ thủ công,... Chúng có thể vừa giúp tinh thần của bạn thoải mái hơn, vừa có thể là một nguồn thu nhập mới.

Giữ liên lạc với con cái thường xuyên

   Hiện nay, sự phát triển của công nghệ cho phép bạn có thể trò chuyện với con cái của mình một cách dễ dàng, dù chúng có ở cách xa nửa vòng trái đất. Thường gọi điện hỏi thăm sẽ giúp bạn cảm thấy như chúng vẫn luôn ở bên cạnh mình, nhờ đó giảm bớt cảm giác mong nhớ.

Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp từ các chuyên gia tâm lý

   Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đối diện với việc con cái rời khỏi nhà dù đã thử đủ mọi cách, thì hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ có những biện pháp giúp bạn nhìn nhận tình hình một cách lạc quan hơn, suy nghĩ tích cực hơn, để nhanh chóng làm quen với cuộc sống mới.

   Cùng với những biện pháp kể trên, bạn cũng nên dùng thêm sản phẩm thảo dược BoniBrain của Mỹ, rất hiệu quả với bệnh nhân bị rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh và trầm cảm. BoniBrain có tác dụng giúp giảm căng thẳng, lo âu, buồn rầu, chán nản, mất hứng thú, khôi phục tâm trạng thoải mái, vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc hơn.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ

 

    Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để có thể nhanh chóng thoát khỏi hội chứng “tổ rỗng”, và có một cuộc sống mới. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Yêu đời trở lại sau khi trầm cảm vì đi xuất khẩu lao động

Em Phạm Thị Hồng, 25 tuổi, xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Tại sao trầm cảm và bệnh tim mạch thường xuất hiện cùng nhau? Đâu là cách khắc phục hiệu quả?

Trầm cảm và bệnh tim mạch có quan hệ mật thiết, một người mắc phải bệnh lý này, thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh còn lại, bởi lẽ…

Những nghề nghiệp dễ gây trầm cảm có thể bạn chưa biết!

Trầm cảm là căn bệnh tâm lý diễn tiến âm thầm và gây hậu quả đáng tiếc nếu không chữa trị kịp thời. Bên cạnh yếu tố di truyền, đặc điểm tính cách thì nghề nghiệp cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh này.

Đau nhức cơ thể là bệnh gì? Khi nào là dấu hiệu bệnh trầm cảm?

Đau nhức cơ thể là triệu chứng của một số bệnh lý như: Thoái hóa xương khớp, bệnh tự miễn, hội chứng mệt mỏi mãn tính, và trầm cảm,...

Vì sao người béo phì dễ bị trầm cảm?

Chúng ta đều biết, béo phì thường là khởi nguồn của các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, tim mạch. Chưa dừng lại ở đó, tình trạng này còn tăng nguy cơ mắc bệnh về tâm lý, điển hình là trầm cảm
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi