Lương Triều Vỹ và cuộc chiến với căn bệnh “sợ xã hội”

Mục lục [Ẩn]

 

    Thời gian gần đây, nhiều người hâm mộ đã rất bất ngờ khi ngôi sao Lương Triều Vỹ - một diễn viên nổi tiếng toàn cầu, người thường xuyên xuất hiện trước công chúng lại mắc chứng “sợ xã hội”. Nguyên nhân được chia sẻ là xuất phát từ những tổn thương tinh thần mà ông gặp phải trong những ngày thơ ấu.

 

Lương Triều Vỹ - một diễn viên nổi tiếng toàn cầu lại mắc chứng sợ xã hội

Lương Triều Vỹ - một diễn viên nổi tiếng toàn cầu lại mắc chứng sợ xã hội

 

Người của công chúng nhưng lại mắc chứng sợ xã hội

    Chứng sợ xã hội (rối loạn lo âu xã hội hay ám ảnh sợ xã hội) chỉ nỗi sợ hãi kéo dài, mãnh liệt trước các tình huống phải giao tiếp với người khác, hoặc sợ bị ai đó nhìn và phán xét. Tưởng chừng, căn bệnh này chỉ gặp ở những người hay thu mình lại, ngại giao tiếp và trốn tránh ống kính cũng như những nơi đông người. Vậy mà, mới đây, trong các video ngắn trên mạng xã hội Douyin, Lương Triều Vỹ - một diễn viên nổi tiếng, người thường xuyên xuất hiện trước công chúng đã tiết lộ rằng, ông mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, đồng thời chia sẻ suy nghĩ, những khó khăn gặp phải và cách bản thân thực hiện để kiểm soát tình trạng này.

    Ông chia sẻ: “Tôi không đặc biệt, đôi lúc tôi sẽ mơ màng và giấu mình ở đâu đó. Tôi không giỏi diễn đạt bằng lời nói, khi gặp ai đó lần đầu, tôi cảm thấy hụt hẫng vì có quá nhiều người”.

    Mỗi lần đứng trước ống kính, để vượt qua chứng sợ xã hội của mình, nam diễn viên thường cố gắng mỉm cười, vẫy tay hoặc làm động tác trái tim với người hâm mộ.

     Nguyên nhân khiến nam diễn viên mắc chứng rối loạn lo âu này do ông có một tuổi thơ không trọn vẹn. Lương Triều Vỹ sinh ra và lớn lên trong gia đình không hạnh phúc khi cha thường xuyên say xỉn, và ông cũng đã rất nhiều lần chứng kiến cảnh cha mẹ cãi vã. Những điều đó đã tạo vết sẹo lớn trong tâm hồn, khiến ông lâm vào chuỗi ngày phải vật lộn với chứng ám ảnh sợ xã hội của mình.

     Chứng ám ảnh sợ xã hội là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, thường bắt đầu từ khi còn nhỏ hoặc ở độ tuổi thanh thiếu niên. Ở một số người, tình trạng này biến mất hoặc thuyên giảm khi họ trưởng thành. Tuy nhiên, ở những người khác, chứng sợ xã hội không kết thúc mà kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sinh hoạt thường ngày, quá trình giao tiếp, học tập và làm việc của bệnh nhân nếu họ không được điều trị hiệu quả.

 

Hiểu hơn về chứng ám ảnh sợ xã hội để có cách khắc chế hiệu quả

   Chứng ám ảnh xã hội (rối loạn lo âu xã hội) là 1 phân nhóm của chứng bệnh rối loạn lo âu, thuộc bệnh lý trên tâm thần. Nó khác với việc một người có tính cách dè dặt, nhút nhát. Người mắc bệnh này sẽ có những nỗi sợ mãnh liệt, thái quá, họ lo lắng, khủng hoảng quá mức trước, trong và sau các tình huống giao tiếp.

 

Rối loạn lo âu xã hội là gì?

Rối loạn lo âu xã hội là gì?

 

    Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), các biểu hiện của chứng sợ xã hội là lo lắng về các hoạt động thường ngày, chẳng hạn gặp người lạ, bắt chuyện, nói chuyện điện thoại, làm việc hoặc mua sắm. Người bệnh cũng gặp phải khó khăn khi làm việc gì đó dưới sự quan sát của người khác. Họ thiếu tự tin, sợ bị phán xét, chỉ trích, khi nói chuyện với người khác sẽ lảng tránh ánh mắt của đối phương. Họ thường đi đi lại lại liên tục, không thể đứng hoặc ngồi yên một chỗ, cảm thấy buồn nôn, đổ mồ hôi, run rẩy, đánh trống ngực, đỏ mặt, chóng mặt và có thể lên cơn hoảng loạn chỉ trong vài phút.

   Vậy, khi có những biểu hiện này, người bệnh nên làm gì? Các chuyên gia khuyến nghị rằng, một người khi có những triệu chứng như trên, đặc biệt là nếu nó ảnh hưởng đến cuộc sống của họ thì cần đến gặp bác sĩ và chuyên gia tâm lý. Khi đó, người bệnh sẽ được đưa ra chẩn đoán dựa trên cảm xúc, hành vi và triệu chứng, sự lo lắng của người bệnh trong từng tình huống xã hội cụ thể, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội được áp dụng hiện nay là:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): giúp người bệnh xác định các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực, từ đó thay đổi chúng. Người bệnh có thể thực hiện điều này với chuyên gia tâm lý, với cha mẹ hay những người mà mình tin tưởng.
  • Dùng thuốc điều trị: Một số trường hợp, bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc chống trầm cảm, thường là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), chẳng hạn như escitalopram hoặc sertraline. Tuy nhiên, vì các thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ nên người bệnh nên ưu tiên áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) kết hợp với các phương pháp tự nhiên khác.

 

Sản phẩm BoniBrain

Sản phẩm BoniBrain

 

    Các phương pháp tự nhiên, an toàn, hiệu quả dành cho người mắc chứng sợ xã hội được khuyến khích áp dụng hiện nay đó là dùng BoniBrain của Mỹ với liều 4 viên/ngày kết hợp với liệu pháp CBT. Bệnh nhân cũng nên tăng cường tắm nắng, tập thể dục, tập thiền, tập các bài tập thở để giảm bớt căng thẳng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: chứng sợ xã hội
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm sau sinh và nỗi đau do nhà chồng mang lại

Trầm cảm sau sinh và nỗi đau do nhà chồng mang lại

    Ngày tôi nhận bằng tốt nghiệp cũng là ngày tôi phát hiện ra mình có bầu, đám cưới của chúng tôi đã diễn ra sau đấy không lâu. Nhưng đó mới là lúc bi kịch của cuộc đời tôi bắt đầu.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi