Mục lục [Ẩn]
Với người phụ nữ mang thai và sau sinh, tinh thần họ rất nhảy cảm do cơ thể thay đổi đột ngột các hormone. Nếu không được chồng và gia đình quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ nuôi con thì sau sinh, họ rất dễ rơi vào trầm cảm. Vậy có cách nào phòng ngừa trầm cảm cho người phụ nữ không?
Cách phòng ngừa trầm cảm khi mang thai là gì?
Để phòng ngừa trầm cảm trong giai đoạn mang thai và cho con bú, chị em cần lên kế hoạch và áp dụng các biện pháp ngay từ khi dự tính có thai, cụ thể:
Cách phòng ngừa trầm cảm khi mang thai
Tìm hiểu kiến thức hoặc tham gia các lớp học tiền sản
Khi mới mang thai lần đầu, bạn nên tìm hiểu kiến thức hoặc tham gia các lớp học tiền sản. Việc này sẽ giúp bạn biết cách ăn uống, sinh hoạt để tốt cho sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Không chỉ riêng người vợ mà cả người chồng cũng nên tham gia cập nhật kiến thức này. Nếu không có điều kiện tham gia lớp học tiền sản chuyên nghiệp, bạn có thể tìm hiểu kiến thức trên các trang báo mạng uy tín. Hoặc đơn giản, bạn học tập ngay từ chính người mẹ, người cô, dì… trong gia đình.
Qua đó, mẹ bầu sẽ có tâm lý vững vàng hơn để sẵn sàng đối mặt với cả thai kỳ phía trước, hạn chế nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Chuẩn bị đầy đủ tài chính
Rất nhiều chị em bị trầm cảm khi mang thai hoặc sau sinh do áp lực về tài chính. Lúc mang bầu, ốm nghén, họ thường phải nghỉ việc, không đảm bảo hiệu suất lao động như trước nên thu nhập cũng kém hơn.
Trong khi đó, hàng loạt khoản chi tiêu cần dùng tiền như thuốc bổ cho mẹ bầu, vaccin, tiền khám thai, sinh đẻ, tiền tã bỉm, sữa cho con… Nếu không có sự chuẩn bị trước, áp lực tài chính sẽ làm họ vô cùng lo lắng, mệt mỏi, suy nghĩ không ngừng và dễ dẫn đến trầm cảm.
Cách phòng ngừa trầm cảm khi mang thai là chuẩn bị đầy đủ tài chính
Vì vậy, bạn nên cùng anh xã bàn bạc kỹ lưỡng, lên kế hoạch chuẩn bị nguồn tài chính vững vàng. Nếu mang thai ngoài dự định và tiền bạc chưa vững, bạn có thể lựa chọn công việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe.
Bạn đừng quên tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ để nhận quyền lợi thai sản nhé.
Đảm bảo ngủ đủ và ngon giấc
Mẹ bầu thường có cảm giác tê tay tê chân, người nặng nề, cơ thể ốm nghén nên rất dễ mất ngủ. Mà càng không ngủ được, họ càng mệt, sức khỏe suy giảm. Tình trạng này kéo dài cũng là nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai và sau sinh.
Lúc này, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn, chẳng hạn như:
- Ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ
- Tránh ăn quá khuya hay ăn quá no, hạn chế thực phẩm khó tiêu, khô cứng vào buổi tối.
- Vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ
- Tránh xa điện thoại hay các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ tối thiểu 1 tiếng.
- Ngủ trưa khoảng 30 phút để nạp năng lượng cho buổi chiều.
Chia sẻ nhiều hơn
Sự thay đổi đột ngột các hormone khi đang mang thai hoặc sau sinh khiến người phụ nữ trở nên rất nhạy cảm. Chỉ một việc nhỏ đôi khi cũng làm họ tủi thân, bật khóc. Nếu cứ kìm nén tâm sự trong lòng, các vấn đề tâm lý sẽ xuất hiện.
Mẹ bầu hãy chia sẻ nhiều hơn suy nghĩ của bản thân cho chồng
Do vậy, để phòng ngừa trầm cảm khi mang thai, mẹ bầu cần phải chia sẻ những tâm sự, lo lắng của bản thân với người khác. Bạn có thể nói chuyện với ông xã, cha mẹ hay bạn bè, những người có thể tin tưởng được.
Nếu ngại mở lời, bạn có thể nhắn tin hoặc viết nỗi lòng ra cuốn nhật ký. Cách này sẽ giúp bạn bình ổn lại tâm trạng, đồng thời có thể nhìn nhận sự việc thấu đáo hơn.
Đảm bảo dinh dưỡng trong chế độ ăn uống
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của người phụ nữ tăng cao hơn bình thường. Họ sẽ cảm thấy đói nhanh hơn. Một số trường hợp còn bị ốm nghén, thèm ăn nhiều thứ bao gồm cả thực phẩm không tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể mẹ và thai nhi, bạn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ bao gồm 3 bữa chính và nhiều bữa ăn nhẹ. Khi dạ dày có thức ăn, cảm giác đói và thèm ăn sẽ giảm đi. Chế độ ăn uống cần đảm bảo đủ các dưỡng chất như sắt, canxi, acid folic, vitamin, khoáng chất…
Bạn lưu ý không nên ăn nhiều đồ ngọt hay các món ăn dầu mỡ vì tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, trầm cảm. Trong trường hợp quá thèm bạn nên cố gắng khống chế chỉ nạp một lượng vừa đủ.
Tập luyện thể dục mỗi ngày
Vận động cơ thể nhẹ nhàng sẽ giúp lưu thông máu, cải thiện tình trạng tê bì chân tay, tốt cho giấc ngủ. Thêm nữa, những bài tập này còn thư giãn tinh thần, phòng ngừa trầm cảm khi mang thai và cho con bú.
Bạn chỉ cần tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, yoga cho bà bầu…
Tập thể dục tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi
Tự tạo niềm vui cho chính bản thân mình
Để tránh rơi vào trầm cảm khi mang thai, bạn hãy tự tạo niềm vui cho chính mình bằng cách mua sắm, đi dạo, xem phim, nghe nhạc…
Bạn cũng đừng quên lịch hẹn khám thai định kỳ để biết sức khỏe thai nhi. Khi bé khỏe mạnh, bản thân người mẹ cũng sẽ yên tâm hơn.
Cách phòng ngừa trầm cảm ở bà mẹ sau sinh
- Kiểm tra thường xuyên sức khỏe sau sinh nhằm sàng lọc các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm. Việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị kịp thời, hiệu quả tốt hơn.
- Xây dựng lối sống lành mạnh bao gồm các hoạt động thể chất như đi dạo với bé hàng ngày, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thực phẩm lành mạnh.
- Không tự gây áp lực cho bản thân về tất cả mọi thứ, bạn nên suy nghĩ thoải mái, chia sẻ với gia đình, người thân bạn bè. Nếu cần giúp đỡ, bạn hãy nói cho người nhà biết, đừng cố gắng tự làm một mình.
- Dành thời gian chăm sóc cho bản thân, làm những việc mình thích.
- Thường xuyên cùng con ra ngoài tắm nắng, hít thở bầu không khí trong lành.
- Học cách thư giãn tinh thần:
- Ngâm mình trong bồn nước ấm: Nước ấm sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn, tăng lưu thông máu. Bạn có thể pha nước ấm với chút tinh dầu thơm dịu kết hợp với bản nhạc không lời để thư giãn cơ thể.
- Ngồi thiền: Thiền là liệu pháp giúp thanh lọc tâm trí, xả stress hiệu quả. Khi cảm thấy căng thẳng mệt mỏi, mẹ hãy tìm một nơi yên tĩnh thoải mái để tập trung thiền. Nếu chưa biết cách thực hiện, bạn có thể tìm hiểu trên các trang báo mạng uy tín hoặc nhờ chuyên gia hỗ trợ.
- Viết nhật ký: Nếu ngại chia sẻ nỗi lòng với mọi người, bạn có thể viết tâm sự ra những trang giấy trắng. Cách này sẽ giúp bạn nhìn nhận lại vấn đề, bình ổn tâm trạng tốt hơn.
Thiên chức làm mẹ vô cùng thiêng liêng, cao quý. Thế nhưng để làm tốt điều đó, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là phòng ngừa trầm cảm khi mang thai và cho con bú. Chúc các bạn có thai kỳ khỏe mạnh!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập