Chấn thương gắn bó: Tại sao bạn luôn gặp khó khăn trong các mối quan hệ?

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn có đang bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của các mối quan hệ độc hại? Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình không thể xây dựng hoặc duy trì một mối quan hệ lành mạnh không? Theo các chuyên gia, những thách thức trong các mối quan hệ có thể bắt nguồn từ ám ảnh bởi những tổn thương trong quá khứ, còn gọi là chấn thương gắn bó. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu chấn thương gắn bó là gì, các dấu hiệu chấn thương gắn bó và cách điều trị.

 

Chấn thương gắn bó là gì?

Chấn thương gắn bó là gì?

 

Chấn thương gắn bó là gì?

   Chấn thương gắn bó còn được gọi là chấn thương quan hệ giai đoạn đầu, thường xảy ra khi cha mẹ hoặc người chăm sóc không đáp ứng được các nhu cầu an toàn, gần gũi và giúp đỡ của trẻ.

Một số nguyên nhân gây chấn thương gắn bó là:

  • Tuổi thơ bị bỏ rơi: Có thể do bị bỏ bê về thể chất (không được đáp ứng nhu cầu nhà ở, ăn mặc,...) hoặc bỏ rơi về mặt cảm xúc (cha mẹ đi làm ăn xa, cha mẹ không đáp ứng được nhu cầu tình cảm của trẻ,...)
  • Bị lạm dụng tình dục, thể chất hoặc cảm xúc trong thời thơ ấu.
  • Chăm sóc không nhất quán: Người chăm sóc có những hành vi như thay đổi tâm trạng đột ngột, thiếu cảm xúc, hành vi thất thường và lơ là.
  • Chia ly hoặc mất mát: Phải trải qua những sự chia ly như cha mẹ ly hôn, sự ra đi của những người thân thiết,...
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần của cha mẹ: Cha mẹ đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần như lạm dụng chất gây nghiện, rối loạn lo âu và trầm cảm cũng có thể làm ảnh hưởng đến trẻ và gây ra chấn thương gắn bó.

   Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có xu hướng tìm kiếm sự yêu thương, kết nối về mặt cảm xúc, sự thoải mái và an toàn từ những người chăm sóc chính cho mình như cha, mẹ. Tuy nhiên, nếu những nhu cầu tự nhiên này không được người chăm sóc đáp ứng, không được thỏa mãn, bị lạm dụng hoặc xâm phạm, trẻ có thể bị chấn thương gắn bó.

Lúc này, trẻ rất dễ phát triển các kiểu gắn bó không an toàn (như lo âu, né tránh hoặc cả hai), gây ảnh hưởng nhiều đến lòng tự trọng, khả năng đối phó với căng thẳng và điều tiết cảm xúc.

>>> Xem thêm: Thuyết gắn bó: Mối quan hệ với cha mẹ ảnh hưởng thế nào tới các mối quan hệ của trẻ sau này?

 

   Nếu các vết thương này không được chữa lành sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tin tưởng người khác, khó xây dựng cảm giác thân mật và an toàn trong mối quan hệ

 

Dấu hiệu chấn thương gắn bó ở người lớn

   Để chữa lành được chấn thương gắn bó, đầu tiên bạn cần xác định được những dấu hiệu nhận biết chấn thương gắn bó ở người lớn. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất:

Sợ cam kết

   Những người bị chấn thương gắn bó thường gặp khó khăn trong việc thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với người khác. Họ sợ hãi sự thân mật hoặc gần gũi về mặt tình cảm bởi họ sợ rằng mình sẽ bị bỏ rơi sau khi dành nhiều tình cảm cho người khác, điều này sẽ khiến họ bị tổn thương rất nhiều.

Thiếu niềm tin

   Việc tin tưởng vào người khác rất khó khăn với những người bị chấn thương gắn bó. Họ lúc nào cũng giữ sự cảnh giác và hoài nghi trong các mối quan hệ.

Phụ thuộc

   Người lớn có chấn thương gắn bó có xu hướng muốn tìm kiếm sự đảm bảo, chú ý và cảm giác an toàn về mặt cảm xúc ở người khác trong các mối quan hệ. Nguyên nhân do họ  lớn lên trong môi trường thiếu thốn tình thương, không được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cảm xúc như lắng nghe, bày tỏ quan điểm, chia sẻ và cảm thông từ bố mẹ hoặc người chăm sóc. Do đó, họ luôn luôn mong muốn được lấp đầy thiếu hụt tâm lý từ thời thơ ấu.

Sợ bị từ chối

   Nỗi sợ bị từ chối là một dấu hiệu rất phổ biến ở những người bị chấn thương gắn bó. Điều này khiến họ có xu hướng luôn muốn làm hài lòng người khác, đánh mất ranh giới an toàn của bản thân mình.

Lòng tự trọng thấp

 Quá khứ bị lạm dụng, bỏ rơi hay bạo hành khiến những người bị chấn thương gắn bó có xu hướng lòng tự trọng thấp. Họ thường nghi ngờ về bản thân, cảm thấy mình vô giá trị hoặc thiếu tự tin, hay so sánh bản thân với người khác.

 

Lòng tự trọng thấp là một dấu hiệu của chấn thương gắn bó.

Lòng tự trọng thấp là một dấu hiệu của chấn thương gắn bó.

 

Chủ nghĩa cầu toàn

   Thường gặp ở những người từng bị bỏ rơi về mặt cảm xúc trong quá khứ. Lúc này, những đứa trẻ cố gắng làm mọi việc hoàn hảo nhất để thu hút sự chú ý của bố mẹ hoặc phải tự chăm sóc bản thân nên không được có những sai lầm.

>>> Xem thêm: Cái bẫy của cầu toàn: Khi bạn không thể hài lòng về bản thân.

 

Lời khuyên để chữa lành chấn thương gắn bó

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn chữa lành chấn thương gắn bó:

Thực hành điều tiết cảm xúc

   Những người bị chấn thương gắn bó thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc một cách hiệu quả. Do đó, bạn hãy thử các phương pháp điều chỉnh cảm xúc lành mạnh như bài tập thở sâu, chánh niệm, yoga,... sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn khi có những cảm xúc tiêu cực.

Yêu thương bản thân

   Để chữa lành chấn thương gắn bó thì lòng bao dung, yêu thương bản thân là vô cùng cần thiết. Nó có nghĩa là bạn hoàn toàn chấp nhận cả điểm tốt và xấu của bản thân bạn, đối xử tử tế và tôn trọng chính bạn, đồng thời luôn cố gắng để bản thân mình phát triển hơn, hạnh phúc hơn. Khi yêu thương bản thân, bạn sẽ trau dồi được lòng tự trọng, độc lập hơn, không phụ thuộc vào bất kỳ ai và tránh xa khỏi những mối quan hệ không lành mạnh.

   Bạn hãy chăm sóc tốt cho bản thân mình, làm những việc mà bạn yêu thích, xây dựng lòng bao dung với bản thân mình và không so sánh bản thân với người khác.

>>> Xem thêm: Tại sao chúng ta phải yêu bản thân?

Chữa lành đứa trẻ bên trong

   Như đã nói ở trên, chấn thương gắn bó thường xuất phát từ những nhu cầu không được đáp ứng từ thời thơ ấu. Vì vậy, việc chữa lành đứa trẻ bên trong rất quan trọng. Theo tâm lý học, ai cũng có một đứa trẻ bên trong, đây là nơi lưu giữ những ký ức, những trải nghiệm và những cảm xúc của chúng ta đã trải qua trong thời thơ ấu đến trước tuổi dậy thì. Đây cũng chính là nền tảng tạo nên nhận thức, cách suy nghĩ, cá tính và bản ngã của mỗi cá nhân trong hiện tại.

>>> Xem thêm: Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn

Xây dựng những ranh giới lành mạnh

   Đặt ra những ranh giới lành mạnh sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi những tổn thương có thể xảy ra. Để thiết lập một ranh giới lành mạnh, bạn cần biết mình muốn gì trong những mối quan hệ, điều gì bạn có thể chấp nhận được, điều gì không. Sau đó, bạn nói chuyện với người đó về nhu cầu của bạn và hãy nhớ củng cố lại các ranh giới này thường xuyên nhé.

>>> Xem thêm: Cách thiết lập những ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ.

Đến tìm các chuyên gia tâm lý

   Nếu chấn thương gắn bó trong lòng đang làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn, bạn hãy tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp của các chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia tâm lý sẽ tạo ra một môi trường an toàn và sự hỗ trợ cần thiết để giải quyết các trải nghiệm đau thương trong quá khứ của bạn. Một số liệu pháp thường được dùng trong trị liệu chấn thương gắn bó là:

  • Giải mẫn cảm và tái xử lý chuyển động mắt.
  • Liệu pháp tâm động học

 

Trị liệu tâm lý để giúp bạn vượt qua những đau thương trong quá khứ.

Trị liệu tâm lý để giúp bạn vượt qua những đau thương trong quá khứ.

 

   Trên đây là một số lưu ý về chấn thương gắn bó. Chấn thương gắn bó là những vết thương cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt, ảnh hưởng đến niềm tin, giá trị bản thân và khả năng hình thành các kết nối an toàn trong các mối quan hệ của một người.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Chấn thương tâm lý của những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ

Chấn thương tâm lý của những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ...

Cha mẹ cần làm gì khi con bị cô lập, tẩy chay

Có một hình thức bạo lực học đường thường bị mọi người bỏ qua hoặc không nhận biết được nhưng cũng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đó là sự tẩy chay, cô lập.

Trầm cảm ở học sinh: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Thời gian qua, nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do trầm cảm ở lứa tuổi học sinh khiến dư luận bàng hoàng, đau xót. Trầm cảm ở lứa tuổi học sinh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất của trẻ

Nỗi sợ bị bỏ rơi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Người có nỗi sợ bị bỏ rơi luôn thường trực trong lòng sự lo lắng những người yêu thương sẽ bỏ họ mà đi. Nỗi sợ ấy nghiêm trọng  đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của họ...

Tác hại của việc la mắng con cái có thể bạn chưa biết!

Khi con cái ương bướng, nghịch dại, cha mẹ sẽ la mắng, quát tháo. Mục đích của việc này chủ yếu là muốn bé nhận ra sai lầm của bản thân và sửa chữa. Tuy nhiên, nếu phụ huynh thường xuyên la mắng trẻ, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Chồng ngoại tình, tôi nên tiếp tục hay ly hôn?

Chồng ngoại tình, tôi nên tiếp tục hay ly hôn?

    Tôi đã yêu anh ngay từ cái nhìn đầu tiên, cảm giác anh chính là định mệnh của đời mình. Tôi nghĩ rằng tôi có thể hiểu hết về con người anh, nhưng tôi đã lầm...

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi