Cẩn trọng hội chứng serotonin khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

Mục lục [Ẩn]

 

   Sử dụng thuốc chống trầm cảm là một trong những biện pháp điều trị cho bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu,... Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp phải hội chứng serotonin khi sử dụng những loại thuốc này. Đây là một hội chứng nguy hiểm, vì vậy bệnh nhân nên biết các thông tin về hội chứng này và cách phòng tránh.

 

 

Hội chứng serotonin là gì?

   Serotonin ( 5-hydroxytryptamine, 5 - HTP) là một chất dẫn truyền thần kinh, có mặt tại nhiều cơ quan trong cơ thể như não bộ, tiểu cầu, máu và đường ruột. Trong đó, hầu hết serotonin được tìm thấy trong ruột. Serotonin có nhiều vai trò quan trọng trên đường tiêu hóa, giấc ngủ, đông máu,...

   Trong đó, vai trò chính của serotonin là điều chỉnh tâm trạng, khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ, dễ chịu và hạnh phúc hơn. Do đó, serotonin còn được gọi là hormone hạnh phúc. Khi cơ thể thiếu serotonin, chúng ta có thể cảm thấy buồn bã, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, luôn tự ti, lo ngại, lòng tự trọng thấp,... Tác dụng này của serotonin được ứng dụng nhiều trong các loại thuốc để điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu và các rối loạn tâm trạng khác.

   Tuy nhiên, nếu cơ thể có quá nhiều serotonin có thể dẫn đến ngộ độc với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, còn được gọi là hội chứng serotonin. Trong một số trường hợp, hội chứng serotonin có thể gây tử vong nếu không được nhận biết và điều trị nhanh chóng.

   Hội chứng serotonin được công nhận lần đầu tiên và những năm 1960, sau khi các loại thuốc chống trầm cảm được phê duyệt. Ngày nay, có nhiều loại thuốc tác động lên serotonin hơn, dẫn đến ngày càng nhiều trường hợp mắc hội chứng này.

 

Các triệu chứng của hội chứng serotonin

Các triệu chứng của hội chứng serotonin khác nhau tùy vào mỗi người và hàm lượng thuốc mà họ uống.

Triệu chứng nhẹ

  • Lo âu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Giãn đồng tử.
  • Tay chân run rẩy.

Triệu chứng vừa phải

  • Kích động, bồn chồn.
  • Co cơ, cứng cơ, co giật.
  • Đồ mồ hôi, run rẩy.
  • Mắc chuyển động bất thường.

Triệu chứng nặng

  • Lú lẫn, mất phương hướng, mê sảng.
  • Nhịp tim nhanh bất thường.
  • Huyết áp cao.
  • Sốt cao hơn 38,5oC.
  • Co giật.    
  • Hôn mê.

 

Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến hội chứng serotonin?

   Bạn có thể gặp hội chứng serotonin trong các trường hợp sau:

Dùng một loại thuốc mới hoặc liều lượng mới

   Nếu bạn bắt đầu dùng một loại thuốc tác động lên serotonin hoặc chuẩn bị tăng liều, bạn nên theo dõi các triệu chứng của hội chứng serotonin. Ở một số người, cơ thể chuyển hóa serotonin chậm hơn những người khác gây tích tụ serotonin trong cơ thể và gây ra hội chứng serotonin.

   Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng serotonin sẽ bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu sử dụng hoặc tăng liều thuốc (hầu hết là trong vòng 6 giờ).

Dùng nhiều loại thuốc

Nếu bạn dùng nhiều loại thuốc làm tăng serotonin cùng một lúc sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin. Ví dụ: Khi đang dùng thuốc chống trầm cảm Zoloft (sertraline) thì bạn lại sử dụng thêm thuốc ho dextromethorphan.

 

 Dùng nhiều loại thuốc chống trầm cảm một lúc cũng dễ dẫn đến hội chứng serotonin.

Dùng nhiều loại thuốc chống trầm cảm một lúc cũng dễ dẫn đến hội chứng serotonin.

 

Thay đổi một loại thuốc chống trầm cảm khác

   Nếu bạn chuyển từ một loại thuốc chống trầm cảm này sang loại thuốc chống trầm cảm khác, hãy cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm đều được khuyến cáo là phải đợi ít nhất 2 tuần khi muốn chuyển loại.

   Một trong những lý do chính cho điều này là do thuốc chưa được đào thải hết dẫn đến trong cơ thể có nhiều loại thuốc cùng làm tăng serotonin. Đặc biệt, phải mất vài tuần thì Prozac (fluoxetine) mới được đào thải ra khỏi cơ thể.

 

Các loại thuốc có thể dẫn đến hội chứng serotonin

Thuốc chống trầm cảm

Các loại thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến hội chứng serotonin là:

  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như Paxil (paroxetine), Prozac (fluoxetine) và Celexa (citalopram)
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI) như Cymbalta (duloxetine), Pristiq (desvenlafaxine) và Effexor (venlafaxine)
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline, Pamelor (nortriptyline) và Surmontil (trimipramine)
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) như Nardil (phenelzine) và Parnate (tranylcypromine)

Các thuốc khác

Ngoài ra, các thuốc khác cũng có thể làm tăng serotonin trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin như:

  • Thuốc điều trị đau nửa đầu: Axert (almotriptan), Amerge (naratriptan), Imitrex (sumatriptan) và Maxalt (rizatriptan).
  • Thuốc chống co giật: Tegretol (carbamazepine) và Depakine (axit valproic).
  • Thuốc giảm đau opioid: Codein, tramadol, meperidine, pentazocine, oxycodone,..
  • Thuốc ho dextromethorphan.
  • Một số loại thuốc kê toa chống buồn nôn như granisetron, metoclopramide và ondansetron.
  • HIV/AIDS : Ritonavir (Norvir®).

 

Điều trị hội chứng serotonin

Nguyên tắc chính

  • Ngưng tất cả thuốc tác động lên hệ serotonergic.
  • Điều trị hỗ trợ để đưa các dấu hiệu sống về bình thường
  • An thần bằng benzodiazepines
  • Dùng các thuốc đối vận serotonin (antidote)
  • Đánh giá sự cần thiết dùng lại các thuốc serotonergic sau khi hết các triệu chứng

Mức độ nhẹ

  • Biểu hiện: Tăng huyết áp và tăng nhịp tim nhẹ, giãn đồng tử, tăng tiết mồ hôi, run, rung giật cơ, tăng phản xạ
  • Xử trí
  • Ngưng các thuốc nghi ngờ
  • Điều trị hỗ trợ: ổn định các dấu hiệu sống, hạ thân nhiệt
  • Kích thích nhẹ, sốt, tăng huyết áp/tăng nhịp tim nhẹ: benzodiazepines (diazepam)
  • Theo dõi ít nhất 6 giờ

Mức độ trung bình

  • Biểu hiện: Thận nhiệt ≥ 40oC, tăng âm ruột, giật cơ mắt (ocular clonus), kích thích, lo âu, nói nhanh, luống cuống.
  • Xử trí
  • Tất cả các biện pháp ở mức độ nhẹ.
  • Kích thích nhiều, tăng thân nhiệt nặng: chất đối vận 5HT (cyproheptadine)
  • Nhập viện, monitor theo dõi tim mạch

Mức độ nặng

  • Thân nhiệt trên 41,10C, tần số mạch và huyết áp dao động nhiều, mê sảng, co cứng cơ, suy hô hấp
  • Xử trí
  • Tất cả các biện pháp trên
  • Tăng huyết áp/tăng nhịp tim nặng: esmolol hoặc nitroprusside
  • An thần, giãn cơ với các thuốc không khử cực và đặt nội khí quản/thở máy. Nhập khoa Hồi sức cấp cứu.
  • Điều trị hỗ trợ:
  • Đảm bảo cung cấp oxy (đảm bảo SaO2≥94%) và bù dịch đường tĩnh mạch khi có giảm thể tích và tăng thân nhiệt
  • Theo dõi các dấu hiệu tim mạch qua monitoring
  • Ổn định các dấu hiệu sống.

 

 Nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc đang dùng.

Nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc đang dùng.

 

   Hội chứng serotonin là một hội chứng lâm sàng có biểu hiện đa dạng, trong nhiều trường hợp có thể đe dọa tính mạng. Do đó, cần cảnh giác với hội chứng này trên thực hành lâm sàng khi sử dụng các thuốc tác động lên hệ serotonergic, đồng thời, có thể dự phòng sự xuất hiện của hội chứng này bằng cách tuân thủ các nguyên tắc dùng thuốc, đặc biệt nên tránh phối hợp nhiều thuốc có thể dẫn đến hội chứng này nếu có thể.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Dùng thuốc chống trầm cảm, nhiều người trở thành “con nghiện”

Dùng thuốc chống trầm cảm, nhiều người trở thành “con nghiện”.

Thuốc chống trầm cảm và tác dụng phụ trên thị lực

Thuốc chống trầm cảm có rất nhiều tác dụng phụ, trong đó có tác dụng phụ trên thị lực. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài này nhé!

Sao nữ hạng A tại Trung Quốc tiết lộ bị tăng cân do sử dụng thuốc chống trầm cảm

Ảnh hậu Trung Quốc Mã Tư Thuần gây sốc  khi tiết lộ bị tăng cân mất kiểm soát do sử dụng thuốc điều trị trầm cảm. Được biết, Mã Tư Thuần vốn sở hữu vóc dáng mảnh mai khi bước chân vào showbiz.

Tại sao bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả?

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân khiến thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả với bạn và một số biện pháp để khắc phục, mời bạn cùng theo dõi.

Thuốc chống trầm cảm: 5 loại phổ biến, cơ chế hoạt động và tác dụng phụ

Thuốc chống trầm cảm là nhóm thuốc được sử dụng để giảm bớt các triệu chứng của bệnh lý trầm cảm. 
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi