Người đàn ông mắc hội chứng sợ tiền

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta ai cũng có những nỗi lo về tiền bạc, cảm giác lo lắng khi tiêu tiền. Tuy nhiên, một số người lại có nỗi sợ tiêu tiền một cách thái quá và phi lý được gọi là hội chứng sợ tiền, hoặc ám ảnh sợ tiền (Chrometophobia).

 

Kiếm hơn 50 triệu một tháng, người đàn ông mắc hội chứng sợ tiền.

Kiếm hơn 50 triệu một tháng, người đàn ông mắc hội chứng sợ tiền.

 

Người đàn ông mắc hội chứng sợ tiền do làm ăn thua lỗ

   Anh Kiên (40 tuổi), quê ở Bắc Giang từng làm ăn thua lỗ, phá sản vào 6 năm trước. Để trả nợ, bố mẹ anh phải bán hết tài sản, bán nhà, bán đất để giúp anh gồng gánh trả nợ. Cú sốc này khiến anh bị trầm cảm nặng, phải uống thuốc và điều trị tâm lý. Hiện nay, mặc dù thu nhập của anh dần ổn định 50 triệu một tháng, bắt đầu vực dậy được kinh tế nhưng anh vẫn bị ám ảnh và không dám sử dụng tiền, thậm chí không dám cầm đồng tiền. Anh Kiên gần như không muốn chi tiêu bất kỳ khoản gì, chỉ tích trữ mì gói và thực phẩm giá rẻ trong nhà. Thậm chí, anh cũng trì hoãn việc thanh toán các hóa đơn thiết yếu như hóa đơn điện, nước.

    Nỗi sợ của anh ngày một lớn dần, thậm chí lan sang các đồ vật có giá trị như trang sức, vàng, kim cương hoặc các vật dụng đắt tiền khác. Khi chứng kiến người khác tiêu tiền một cách phù phiếm, lãng phí, cơn giận trong anh Kiên cũng bị kích hoạt.

     Anh từ chối mọi mối quan hệ xã giao để hạn chế phải tiêu tiền, trở nên thu mình, khép kín, suy nghĩ tiêu cực. Thấy các triệu chứng của anh ngày càng nghiêm trọng và gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, người nhà đưa anh đi khám. Anh Kiên được chẩn đoán bị trầm cảm thứ phát trên nền hội chứng sợ tiền (Chrometophobia). Người đàn ông được điều trị bằng thuốc và các liệu pháp nhận thức hành vi. Hình thức trị liệu này giúp mọi người nhận ra các suy nghĩ bất hợp lý và hành vi có vấn đề do chứng ám ảnh gây ra.

 

Hội chứng sợ tiền Chrometophobia là gì?

   Hội chứng sợ tiền Chrometophobia là một dạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ, đặc trưng bởi nỗi sợ tiền bạc cực độ, phi lý và quá mức, đặc biệt là nỗi sợ chi tiêu tiền. Thuật ngữ “chrometophobia” bắt nguồn từ các từ tiếng Hy Lạp “chrimata”, nghĩa là tiền, và “phobos”, nghĩa là sợ hãi. Nỗi ám ảnh này đôi khi còn được gọi là hội chứng chrematophobia.

    Hội chứng sợ tiền Chrometophobia biểu hiện khác nhau ở những người khác nhau, một số dấu hiệu thường gặp là:

  • Sợ hãi, lo lắng hoặc hoảng loạn dữ dội khi nhìn thấy, ngửi thấy hoặc chạm vào tiền hoặc nghĩ đến việc phải tiêu tiền.
  • Trốn tránh khỏi các hoạt động cần phải tiêu tiền.
  • Không dám chạm vào những đồ vật có giá trị như trang sức đắt tiền, vàng, các tác phẩm nghệ thuật,...
  • Từ chối các nhu cầu cần thiết nếu phải chi tiền, ngay cả khi họ có đủ khả năng chi trả.
  • Có các vấn đề thể chất: Như run rẩy, đổ mồ hôi, khô miệng, buồn nôn hoặc khó thở.

   Chrometophobia có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người mắc, khiến họ từ chối mọi nhu cầu liên quan đến việc tiêu tiền, thậm chí chi tiêu cho các vấn đề sức khỏe. Việc sử dụng các thực phẩm giá rẻ, hết hạn cũng tác động xấu lên cơ thể. Các mối quan hệ xã hội đứt gãy đẩy người bệnh vào trạng thái tâm lý cô độc, tiêu cực, phát sinh thêm bệnh tật.

 

Người mắc hội chứng này có thể sợ khi chạm vào tiền hoặc sợ phải chi tiền.

Người mắc hội chứng này có thể sợ khi chạm vào tiền hoặc sợ phải chi tiền.

 

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ tiền

   Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này được cho là sự kết hợp của các yếu tố tâm lý, môi trường và di truyền, như:

  • Đã từng gặp chấn thương tài chính: Những người từng gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng có thể phát sinh chứng sợ tiền. Các biến cố tạo nên sang chấn tâm lý khiến não bộ thay đổi, làm lệch lạc thế giới quan về tiền bạc, khiến họ lo lắng sự việc có thể tái diễn.
  • Yếu tố di truyền, một người dễ mắc chứng ám ảnh sợ nếu trong gia đình của họ cũng có người mắc tình trạng tương tự. Mặt khác, một số mắc phải hội chứng mà không có lý do cụ thể.

 

Các biện pháp ứng phó với hội chứng sợ tiền Chrometophobia

Các liệu pháp tâm lý

   Các liệu pháp tâm lý là phương pháp được ưu tiên để điều trị Chrometophobia. Một số liệu pháp tâm lý thường được sử dụng là:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Đây là liệu pháp thường được sử dụng nhất. Liệu pháp này sẽ giúp người bệnh nhận ra những suy nghĩ sai lệch dẫn đến nỗi sợ hãi và học cách kiểm soát nỗi sợ hãi của họ.
  • Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp tiếp xúc là liệu pháp giúp mọi người đối diện với nỗi sợ hãi của họ trong môi trường an toàn. Liệu pháp này dần dần cho mọi người tiếp xúc với tình huống gây sợ hãi và giúp họ phát triển các kỹ năng đối phó để họ có thể xử lý nó.
  • Kỹ năng quản lý lo âu: Như thiền và chánh niệm.

 

Các liệu pháp tâm lý thường được sử dụng để điều trị hội chứng sợ tiền.

Các liệu pháp tâm lý thường được sử dụng để điều trị hội chứng sợ tiền.

 

Điều trị bằng thuốc

   Thuốc thường được sử dụng để làm giảm bớt các triệu chứng lo âu, sợ hãi,... nếu các triệu chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

Một số lời khuyên để đối phó với chứng sợ tiền Chrometophobia

  • Hãy nhớ rằng việc từ chối chi tiền cho những nhu cầu thiết yếu như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhu cầu hàng ngày,...  có thể khiến bạn tốn nhiều tiền hơn về lâu dài. Vì vậy, với những việc cần thiết phải chi tiêu thì bạn không nên trốn tránh.
  • Ghi chép tất cả khoản chi tiêu quan trọng.
  • Nhờ thành viên khác trong gia đình lập kế hoạch chi tiêu và duy trì thói quen chi tiêu lành mạnh.

  Trên đây là một số thông tin về hội chứng sợ tiền Chrometophobia. Nếu bạn thấy mình có các dấu hiệu được nhắc đến trong bài, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm vì người chồng lười biếng, rượu bia, tôi phải làm gì?

Trầm cảm vì người chồng lười biếng, rượu bia, tôi phải làm gì?

Hai vợ chồng tôi yêu và tìm hiểu nhau 2 năm rồi mới cưới, thời gian lâu như thế nên tôi cứ ngỡ là mình đã hiểu hết về anh rồi, nhưng tới khi lấy nhau về tôi mới vỡ lẽ ra con người thật của anh.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi