Mục lục [Ẩn]
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, có tới khoảng 5% dân số đang phải vật lộn với chứng rối loạn trầm cảm, và cứ 6 người thì sẽ có 1 người sẽ bị mắc bệnh trầm cảm một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Điều này khiến không ít người lo lắng liệu một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh này gia tăng nhanh chóng có phải là do yếu tố di truyền hay không? Nếu có thì làm cách nào để ngăn ngừa? Mời các bạn cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh trầm cảm có di truyền không?
Bệnh trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến và đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Căn bệnh này ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, cách con người suy nghĩ và hành động. Người bệnh thường có các biểu hiện:
- Chán nản, thường xuyên cảm thấy buồn mặc dù không rõ lý do.
- Mất năng lượng, tăng mệt mỏi.
- Mất hứng thú ngay cả với những điều trước đây mình từng yêu thích.
- Khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn.
- Giảm khả năng tập trung, suy nghĩ và đưa ra quyết định.
- Có những suy nghĩ về cái chết, thực hiện hành vi tự hại, thậm chí là tự tử.
Bệnh trầm cảm có di truyền hay không?
Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đều chứng minh được rằng bệnh trầm cảm có liên quan tới yếu tố di truyền.
Theo nghiên cứu của Đại học Y Stanford: Những người sống trong gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em bị trầm cảm nặng có thể có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 hoặc 3 lần so với người bình thường.
Một nghiên cứu khác được đăng trên NCBI cho thấy, những người có người thân ở 2 thế hệ trước bị trầm cảm thì cũng có nguy cơ bị trầm cảm cao.
Như vậy, với câu hỏi “bệnh trầm cảm có di truyền hay không?” thì câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất gây ra căn bệnh này.
Bệnh trầm cảm có liên quan tới yếu tố di truyền
Các nhà khoa học nhận định rằng: Một người khi lớn lên cùng một nhà với những người bị trầm cảm cũng rất dễ mắc căn bệnh này, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi nhìn thấy cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình mắc trầm cảm, thường xuyên nằm trên giường, buồn bã, khóc lóc,.. các bé có thể bắt chước hành vi của người đó và chúng không nghĩ rằng đây là biểu hiện bất thường.
Vậy cần làm gì để ngăn ngừa bệnh trầm cảm do di truyền?
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng ở những người bệnh trầm cảm, cơ thể họ thường thiếu hụt 2 loại hormone hạnh phúc là serotonin (hormone duy trì hạnh phúc) và dopamine (hormone tạo động lực).
Do đó, để giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm do di truyền, chúng ta cần duy trì nồng độ 2 hormone hạnh phúc này trong cơ thể bằng cách:
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng không đủ chất sẽ khiến não không sản xuất được serotonin và dopamine trong cơ thể, đặc biệt là chế độ ăn thiếu tryptophan và tyrosine. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều chất béo bão hòa sẽ làm gián đoạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương, nơi sản sinh ra 2 hormone hạnh phúc trên.
Vì thế trong chế độ ăn hàng ngày, các bạn cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt:
- Tăng cường thực phẩm giàu tryptophan (chất kích thích tăng tiết serotonin trong cơ thể): bí ngô, hạt bí, socola, yến mạch, sữa tươi, thịt đỏ, trứng, thịt, các loại cá, đậu tương, đậu lăng…
- Bổ sung thực phẩm giàu tyrosine (tiền chất của dopamin): thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, đậu, các loại hạt, yến mạch và lúa mì…
- Giảm các chất béo bão hòa: mỡ động vật, bơ, sữa nguyên kem, dầu cọ, dầu dừa…
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Tắm nắng
Theo các chuyên gia, ánh nắng mặt trời không chỉ giúp tổng hợp vitamin D mà còn kích thích sản xuất serotonin và dopamin cho cơ thể. Vì thế, bạn đừng quên tắm nắng khoảng 15-30 phút vào buổi sáng sớm mỗi ngày nhé!
Tập thể dục
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập thể dục với cường độ đều đặn vài lần mỗi tuần giúp cải thiện đáng kể hoạt động tiết serotonin và dopamin trong cơ thể.
Bạn có thể lựa chọn bất kỳ bài tập nào mà bạn thấy thoải mái như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ…
Tập thể dục đều đặn giúp tinh thần thoải mái
Áp dụng các biện pháp thư giãn tinh thần
Các biện pháp thư giãn tinh thần như massage, yoga… giúp cơ thể sảng khoái, tăng giải phóng hormone hạnh phúc serotonin và dopamin.
Một nghiên cứu năm 2004 trên 84 phụ nữ mang thai bị trầm cảm đã phát hiện ra rằng, sau 16 tuần, những người được bạn đời massage tối thiểu 20 phút, 2 lần/tuần có mức serotonin cao hơn so với những người không được massage.
Nghe nhạc
Một số nghiên cứu hình ảnh não bộ đã phát hiện ra rằng nghe nhạc làm tăng hoạt động các khu vực khoái cảm của vùng vỏ não, nơi chứa nhiều thụ thể dopamin.
Bổ sung lợi khuẩn
Hệ vi sinh đường ruột là nơi sản sinh ra 90% lượng serotonin của cơ thể. Vì vậy khi sức khỏe đường ruột được tăng cường, cơ thể bạn sẽ sản sinh nhiều hormone hạnh phúc.
Để làm được điều này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu lợi khuẩn như dưa bắp cải, kim chi, sữa chua kefir…
Bổ sung sữa chua Kefir mỗi ngày
Thiền
Thiền là quá trình thực hành giúp tâm trí của bạn ở trạng thái yên tĩnh, gạt bỏ mọi muộn phiền để tập trung vào hơi thở bên trong. Thiền cũng sẽ giúp cơ thể tăng cường hormone hạnh phúc dopamin.
Trên đây là các biện pháp giúp cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm do di truyền. Tuy nhiên, như đã nhắc ở trên, việc thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân trầm cảm cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng lên tinh thần của những người xung quanh, tăng nguy cơ mắc bệnh. Hơn thế nữa, bệnh trầm cảm nếu không được kiểm soát sớm và kịp thời sẽ rất nguy hiểm đối với chính người bệnh cũng như những người thân bên cạnh.
>>> Xem thêm: Bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào?
Chính vì vậy, nếu bạn đang sống chung với bệnh nhân trầm cảm, hãy liên hệ ngay tới số hotline 0243.760.6666 trong giờ hành chính, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp họ kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này, có được cuộc sống vui khỏe, hạnh phúc.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập