Liệu pháp sang chấn là gì?

Mục lục [Ẩn]

 

   Sang chấn tâm lý là một tình trạng không hiếm gặp và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Sau một sự kiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng theo hướng tiêu cực, mỗi người lại có phản ứng khác nhau. Có người dễ dàng vượt qua nhưng có nhiều người thì lại cảm thấy vô cùng khó khăn, thậm chí bị sang chấn tâm lý hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Liệu pháp sang chấn là một hình thức trị liệu giúp bạn đối phó với các cảm xúc tiêu cực do một sự kiện đau thương gây ra.

 

Liệu pháp sang chấn là gì?

Liệu pháp sang chấn là gì?

 

Liệu pháp sang chấn là gì?

   Liệu pháp sang chấn là một nhánh của liệu pháp tâm lý, được thiết kế để giảm tác động của các sự kiện gây sang chấn với cuộc sống của con người như bị lạm dụng, các tình huống nguy hiểm, đáng sợ hoặc đe dọa đến tính mạng.

   Chứng kiến hoặc trải qua sự kiện gây sang chấn có thể ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của một người và rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Khi một người trải qua chấn thương, hạch hạnh nhân trong não sẽ bị kích thích - đây là vùng não quan trọng trong việc điều chỉnh cảm xúc và xử lý trí nhớ.

   Nghiên cứu cho thấy, hạch hạnh nhân thường phục hồi chậm sau sang chấn ở cường độ cao. Điều này dẫn đến bệnh nhân có các phản ứng mạnh với các kích thích trong cuộc sống hàng ngày, kể cả ở những người dường như đã hồi phục sau sang chấn tâm lý và không phát triển thành rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

   Liệu pháp sang chấn sẽ giúp bạn biết cách xử lý các cảm xúc của mình về những sự kiện sang chấn và học cách yêu thương, chăm sóc chính bản thân mình, tận hưởng cuộc sống.

   Các chuyên gia tâm lý có thể sử dụng các liệu pháp sang chấn nếu sang chấn đã làm gián đoạn cuộc sống và hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, như:

  • Thường xuyên mất ngủ, khó ngủ.
  • Thường xuyên nằm mơ thấy ác mộng về sự kiện gây sang chấn.
  • Thường xuyên hồi tưởng về sự kiện gây sang chấn.
  • Cô lập, tách rời với cuộc sống thực tại.

 

Liệu pháp sang chấn thường được sử dụng trong các trường hợp nào?

Liệu pháp sang chấn giúp bạn đối phó với các chấn thương, như:

  • Lạm dụng.
  • Bỏ rơi.
  • Tai nạn.
  • Bắt nạt.
  • Tội ác.
  • Cái chết của một người thân yêu.
  • Ly hôn.
  • Lạm dụng hoặc bạo lực gia đình.
  • Vô gia cư.
  • Bệnh tật.
  • Vào tù.
  • Gặp chấn thương.
  • Mất việc làm.
  • Các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.
  • Thảm họa thiên nhiên.
  • Trải nghiệm cận kề cái chết.
  • Phân biệt chủng tộc.
  • Lạm dụng tình dục.
  • Khủng bố.
  • Bạo lực.
  • Chứng kiến một tai nạn, cái chết hoặc tình huống đau thương.

 

Liệu pháp sang chấn giúp bệnh nhân đối phó với các chấn thương.

Liệu pháp sang chấn giúp bệnh nhân đối phó với các chấn thương.

 

Các liệu pháp sang chấn thường được sử dụng

Phơi nhiễm kéo dài (PE)

   Những người đã từng trải qua tổn thương thường có xu hướng né tránh các tình huống gây sợ hãi. Tuy nhiên, việc tránh các tình huống này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và làm cho PTSD trở nên kéo dài hoặc tồi tệ hơn.

   Phơi nhiễm kéo dài (PE) là liệu pháp tâm lý, trong đó người gặp sang chấn sẽ dần dần tiếp xúc với những ký ức, nỗi sợ hãi, cảm xúc tiêu cực liên quan đến sang chấn để biết rằng các ký ức cũ đã không còn gây nguy hiểm đến bạn nữa. Bệnh nhân thường phải gặp bác sĩ trị liệu mỗi tuần 1 lần trong khoảng từ 3 - 4 tháng.

   Liệu pháp này được Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ khuyến khích như một biện pháp can thiệp đầu tay cho rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Trong một nghiên cứu, 71% người bệnh đã giảm triệu chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn sau khi điều trị bằng liệu pháp phơi nhiễm kéo dài.

Liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào tổn thương (TF - CBT)

   Liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào tổn thương là một loại CBT dành riêng cho bệnh nhân rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Cụ thể, bệnh nhân PTSD sẽ được tìm hiểu các phản ứng chung mà người ta phải đối mặt với tổn thương và các cách thức để kiểm soát chúng.

   Liệu pháp này thường được sử dụng khi bệnh nhân là trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị PTSD. Liệu pháp này giúp bệnh nhân hiểu rõ sang chấn là gì và cách chúng hoạt động, xác định và điều chỉnh các niềm tin sai lệch liên quan đến chấn thương, khuyến khích bệnh nhân dần dần đối mặt với sự kiện gây sang chấn.

Liệu pháp xử lý nhận thức (CPT)

   Liệu pháp xử lý nhận thức (CPT) là một dạng của liệu pháp nhận thức hành vi, giúp làm giảm các triệu chứng PTSD sau khi trải qua nhiều sự kiện đau thương như lạm dụng trẻ em, bạo lực, lạm dụng tình dục và thiên tai.

   Liệu pháp CPT giúp bệnh nhân học cách thách thức và sửa đổi các niềm tin sai lệch liên quan đến chấn thương. Hơn nữa, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn phát triển các kỹ năng để đối phó với căng thẳng, tổn thương. CPT thường được thực hiện trong 12 buổi và là một biện pháp điều trị được Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ khuyến khích sử dụng để điều trị PTSD.

Liệu pháp tiếp xúc tường thuật (NET)

   Liệu pháp tiếp xúc tường thuật sẽ tập trung vào những câu chuyện mà người bệnh tự kể về cuộc sống của họ, tác động của những câu chuyện này đến cách họ nhìn nhận bản thân và hạnh phúc. Người bệnh sẽ kể câu chuyện theo trình tự thời gian, bao gồm cả những trải nghiệm tích cực và tiêu cực. Chuyên gia tâm lý sẽ tích cực lắng nghe, kết nối và đưa ra các phản hồi tích cực với bệnh nhân. Điều này sẽ giúp bệnh nhân điều chỉnh lại cách họ nhìn nhận cuộc sống và ký ức của bản thân.

 

Liệu pháp tiếp xúc tường thuật sẽ giúp người bệnh điều chỉnh lại cách nhìn nhận cuộc sống.

Liệu pháp tiếp xúc tường thuật sẽ giúp người bệnh điều chỉnh lại cách nhìn nhận cuộc sống.

 

Tái xử lý và khử nhạy cảm chuyển động của mắt (EMDR)

   EMDR (Eye movement desensitisation and reprocessing) nhằm mục đích giảm bớt những cảm xúc phiền muộn liên quan đến những ký ức đau buồn của bạn. Trong một buổi EMDR, chuyên gia trị liệu sẽ yêu cầu bạn chọn một hình ảnh trong tâm trí liên quan đến ký ức mà bạn muốn xử lý. Bạn cũng sẽ phải tập trung vào bất kỳ niềm tin tiêu cực nào về bản thân, hoặc những cảm xúc tiêu cực liên quan đến sự kiện đau buồn.

   Chuyên gia trị liệu sẽ di chuyển các ngón tay của họ tới lui trước mắt bạn và yêu cầu bạn theo dõi chuyển động tay của họ (một số chuyên gia trị liệu sử dụng các hình thức khác với chuyển động ngón tay, chẳng hạn như gõ bàn tay hoặc ngón chân hoặc âm nhạc). Đồng thời, họ sẽ hỏi những câu hỏi cụ thể về ký ức tổn thương của bạn.

   Ví dụ, nhớ lại những cảm xúc và cảm giác cơ thể đi cùng với sự kiện. Dần dần, chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn bạn chuyển suy nghĩ hoặc cảm xúc về sự kiện đó sang những suy nghĩ hoặc cảm xúc tích cực hơn.

   Trên đây là các thông tin cơ bản về liệu pháp sang chấn. Liệu pháp này có thể giúp bạn xử lý sang chấn, đối mặt với nỗi sợ hãi và trang bị cho bạn các kỹ năng ứng phó để bạn có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: sang chấn tâm lý

Bài viết liên quan

Những phản ứng tâm lý thường gặp sau sang chấn

Để phục hồi sau sang chấn, bước đầu tiên mà bạn cần làm là nhận biết những phản ứng tâm lý mình gặp phải sau sự kiện gây sang chấn. Dưới đây là một số phản ứng tâm lý thường gặp, mời bạn theo dõi!

Sang chấn tâm lý: Làm gì để vượt qua?

Các biến cố trong cuộc sống như mất người thân, mắc bệnh hiểm nghèo, bị phản bội trong hôn nhân…. đôi khi làm chúng ta sốc, sang chấn tâm lý. Nếu không biết cách vượt qua nó, bạn sẽ dễ gặp các vấn đề tâm lý...

Sang chấn tâm lý sau tai nạn và những hệ lụy

Một vụ tai nạn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả người và của. Với những người may mắn sống sót, tai nạn không chỉ gây tổn thương về sức khỏe, kinh tế mà còn gây tổn hại về mặt tinh thần...

7 dấu hiệu cho thấy bạn chưa thực sự phục hồi sau sang chấn tâm lý

7 dấu hiệu cho thấy bạn chưa thực sự phục hồi sau sang chấn tâm lý.

Sang chấn tâm lý gây ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ của bạn?

Sang chấn tâm lý  là một phản ứng cảm xúc của con người trước một sự kiện gây sang chấn. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bệnh nhân.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi