Các dấu hiệu lạm dụng tình dục ở trẻ em và cách phòng ngừa

Mục lục [Ẩn]

 

   Lạm dụng tình dục ở trẻ em đang là vấn nạn rất phổ biến. Ở Việt Nam, trong ba năm gần đây (2017), trung bình mỗi năm có trên 1.000 vụ được ghi nhận, cứ 8 giờ lại có thêm một trẻ bị xâm hại tình dục. Vậy, dấu hiệu nhận biết trẻ bị lạm dụng tình dục là gì? Cách phòng ngừa ra sao?

 

 Các dấu hiệu lạm dụng tình dục ở trẻ em là gì?

Các dấu hiệu lạm dụng tình dục ở trẻ em là gì?

 

Lạm dụng tình dục ở trẻ em là gì?

   Lạm dụng tình dục ở trẻ em hay ấu dâm, là quá trình mà một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình để dụ dỗ hoặc cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục.

   Hành vi này bao gồm:

  • Hành động sờ mó thân thể, bộ phận sinh dục của trẻ.
  • Giao hợp bằng ngón tay hoặc giao hợp qua đường sinh dục, hậu môn.
  • Cho trẻ thấy bộ phận sinh dục hoặc hướng dẫn/cưỡng ép trẻ xem truyện, phim khiêu dâm.
  • Rình xem trộm cơ thể trẻ hay sử dụng hình ảnh khiêu dâm của trẻ.

   Người thực hiện hành vi lạm dục tình dục ở trẻ thường gặp nhất là những thành viên trong gia đình hoặc người quen biết như bạn bè của gia đình, hàng xóm, người trông trẻ, giáo viên…

   Cũng có trường hợp trẻ bị xâm hại do người lạ nhưng ít hơn, chỉ chiếm khoảng 10%. 

 

Các dấu hiệu lạm dụng tình dục ở trẻ em

   Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị lạm dụng tình dục bao gồm:

Dấu hiệu về hành vi của trẻ

  • Thay đổi đột ngột về hành vi như mút ngón tay cái, đái dầm, ỉa đùn…
  • Sợ hãi khi được thăm khám cơ thể
  • Trẻ ít tắm, sợ tắm, sợ thay đồ.

 

Trẻ trở nên sợ tắm, sợ thay đồ là dấu hiệu bị lạm dụng tình dục

Trẻ trở nên sợ tắm, sợ thay đồ là dấu hiệu bị lạm dụng tình dục

 

  • Hiểu rõ bộ phận sinh dục, các hoạt động tình dục, thường xuyên chạm vào vùng kín, vẽ hình ảnh liên quan đến tình dục, thậm chí thử các hoạt động tình dục với những đứa trẻ khác…
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Một số trẻ thường trốn tránh việc ăn uống, gặp các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn… Trường hợp khác lại ăn nhiều hơn bình thường.

Dấu hiệu về tâm lý

  • Hay cáu kỉnh: Phản ứng dữ dội với những điều nhỏ nhặt, hung hăng, cáu gắt, thậm chí sử dụng từ ngữ lăng mạ mà trước đây trẻ chưa từng nói bao giờ.
  • Sợ hãi một địa điểm cụ thể: Một đứa trẻ đang bị lạm dụng tình dục thường có nỗi sợ hãi về địa điểm xảy ra vấn nạn đó. Nếu đến nơi đấy, tâm lý bé sẽ trở nên lo lắng, thậm chí hoảng loạn.
  • Sợ hãi thủ phạm, luôn muốn người nhà bế hoặc đi cùng để không phải ở lại một mình với kẻ đó.
  • Khi bị lạm dụng tình dục, trẻ thường không dám tiết lộ với ai, trong khi đó, sự lạm dụng cứ lặp đi lặp lại tạo vết thương tâm lý, lòng tự trọng thấp và tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Rối loạn giấc ngủ, hay gặp ác mộng, cơ thể mệt mỏi, bơ phờ vì thiếu ngủ.

Dấu hiệu trên cơ thể

  • Thấy vết thương, vết bầm khó giải thích ở miệng, vùng kín của trẻ.
  • Vùng kín bị viêm nhiễm: Viêm âm hộ, âm đạo khiến trẻ đau rát, ngứa ngáy.
  • Chấn thương âm đạo không rõ nguyên nhân, nhiều trường hợp còn gây chảy máu vùng kín.
  • Đau khi đi tiểu.
  • Âm hộ, âm đạo bị xây xước, rách màng trinh hoặc có vết nứt hậu môn.
  • Thấy vệt máu trên quần áo trẻ.

 

 Hậu quả của tình trạng lạm dụng tình dục ở trẻ em là gì?

Hậu quả của tình trạng lạm dụng tình dục ở trẻ em là gì?

 

Hậu quả của tình trạng lạm dụng tình dục ở trẻ em

   Hành vi lạm dụng tình dục ở trẻ em không chỉ gây tổn thương thể chất và tinh thần nhất thời mà còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau.

   Về thể chất: Hậu quả có thể thấy được ngay ở trẻ nhỏ là chảy máu nặng do rách âm đạo - trực tràng, các tổn thương ở bộ phận sinh dục, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (HIV, giang mai, viêm gan....). Với trẻ lớn hơn, nếu phát hiện muộn, các em còn có nguy cơ cao mang thai. Việc có bầu khi còn nhỏ tuổi vừa đe dọa sức khỏe của trẻ và thai nhi, vừa ảnh hưởng đến tương lai sau này của bé.

   Về tinh thần:

Trẻ có nguy cơ mắc các vấn đề về tâm lý nhất thời như:

  • Cảm thấy xấu hổ, mặc cảm tội lỗi
  • Rối loạn ứng xử, phản ứng không bình thường khi được hỏi có tiếp xúc đụng chạm với một người nào đó không.
  • Tính cách trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt, thu mình lại, ít giao tiếp với bạn bè, người thân
  • Lo lắng hoặc sợ hãi với người khác giới hay những hành vi tình dục.
  • Khả năng học tập giảm sút, điểm số kém.

   Lạm dụng tình dục ở trẻ em còn gây những tổn thương tâm lý lâu dài, tăng nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, lệ thuộc các thuốc/chất gây nghiện (rượu, thuốc lá, các thuốc kích thích...).

   Những trẻ lớn sau khi bị xâm hại còn có nguy cơ bị sốc tâm lý. Một phần do xấu hổ, một phần khác do bị kẻ lạm dụng đe dọa nên các em không dám thổ lộ cùng ai.

   Tình trạng này lặp đi lặp lại khiến các em chìm sâu vào cảm giác sợ hãi, bế tắc. Nhiều trường hợp tự gây hại cho bản thân, thậm chí là tử tự.

   Có những bé đã vượt qua được khoảng thời gian tồi tệ đó. Thế nhưng, nỗi ám ảnh về những chuyện đã qua vẫn sẽ đeo bám các em trong suốt quãng đời còn lại, khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với mọi người và khó khăn trong cả đời sống tình dục sau này.

   Có thể thấy, lạm dụng tình dục ở trẻ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bởi vậy ngay từ bây giờ, bạn nên áp dụng biện pháp phòng ngừa để tránh tình trạng đó xảy ra với con em mình.

 

Làm sao để bảo vệ trẻ trước vấn nạn lạm dụng tình dục?

Làm sao để bảo vệ trẻ trước vấn nạn lạm dụng tình dục?

     Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Rối loạn tâm thầm do bị lạm dụng tình dục ngày còn nhỏ - Làm sao để vượt qua?

Cách phòng ngừa lạm dụng tình dục ở trẻ em

   Để phòng ngừa lạm dục tình dục ở trẻ em, các bậc phụ huynh nên:

  • Chú ý cảnh giác và nâng cao nhận thức về vấn nạn lạm dục tình dục. Đồng thời, cha mẹ nên quan tâm, lắng nghe những chia sẻ của trẻ. Điều này sẽ giúp cho con có thể tự tin trao đổi với ba mẹ, không phải dấu diếm, sống dằn vặt sợ hãi một mình về bất kỳ vấn đề nhạy cảm nào.
  • Chủ động giáo dục giới tính cho trẻ: Chỉ cho con biết những “chỗ riêng tư” trên cơ thể và không cho phép người khác đụng chạm đến ngoài mẹ.
  • Dạy trẻ biết cách từ chối các hành động khiến con thấy khó chịu.
  • Dặn con không bao giờ được đi vào chỗ kín, nơi vắng vẻ với một ai nếu không có sự đồng ý của bố mẹ.
  • Dạy con hô to, kêu cứu khi cần giúp đỡ hay để thoát nạn.
  • Tập cho trẻ thói quen chia sẻ với cha mẹ nếu có bất cứ ai làm điều gì khó chịu hay nguy hiểm cho con.

   Quan trọng nhất là bố mẹ phải học cách trò chuyện với con cái về những vấn đề tế nhị. Khuyến khích chúng đặt câu hỏi, chia sẻ về các vấn đề khác nhau trong cuộc sống.

   Trong trường hợp phụ huynh phát hiện những dấu hiệu trẻ bị lạm dụng tình dục, hãy đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám để có biện pháp điều trị sức khỏe thể chất và tinh thần phù hợp. Đồng thời, cha mẹ cần bảo vệ trẻ, ngăn chặn hành vi đó, tránh để nó tái diễn bằng cách báo cơ quan chức năng.

   Lạm dụng tình dục ở trẻ em có thể xảy ra bất cứ đâu, bất cứ nơi nào. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần có trách nhiệm, chung tay đẩy lùi vấn nạn này, bảo vệ con trẻ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Hãy bảo vệ bản thân trước những thành viên trong gia đình độc hại

Đối phó với gia đình độc hại chắc chắn sẽ là một trong những trải nghiệm cực kỳ khó khăn, đặc biệt khi đó là những người thân thiết nhất….

7 loại tổn thương trong những ngày thơ ấu và cách vượt qua chúng

Thời thơ ấu là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của chúng ta và những trải nghiệm mà chúng ta có trong giai đoạn này sẽ định hình nên tính cách và thế giới quan của mỗi người.

17 tuổi, tôi đã r-ạch tay mình nhiều lần vì trầm cảm

Trong mắt tất cả mọi người, gia đình tôi là gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc. Bố tôi là trưởng phòng kinh doanh của một công ty điện tử, mẹ tôi cũng là kế toán trưởng một công ty dược.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

Trong một báo cáo điều tra sức khỏe tâm thần vị thành niên Việt Nam do Viện Xã hội thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam công bố ngày 18/11/2022, kết quả cho thấy 21,7% trẻ vị thành niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

4 điều bạn có thể làm để xây đắp lòng tự trọng

  Không có điều gì tồi tệ hơn là bạn mang trong mình một lòng tự trọng thấp. Bạn cảm thấy thế nào và bạn nghĩ gì về bản thân sẽ quyết định cách bạn sống cuộc sống của mình.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi