Nguyên nhân gây trầm cảm khi đi du học và cách vượt qua

Mục lục [Ẩn]

 

   Nhiều bạn trẻ thường muốn đi du học để phát triển bản thân, để có công việc tốt với mức lương cao. Thế nhưng, sự thật đằng sau đó là các bạn phải sống xa nhà, tự thân vận động, một mình thích nghi môi trường mới, bạn bè mới, không có ai san sẻ. Những khó khăn, áp lực dần xuất hiện khiến họ căng thẳng, lo âu, stress. Bệnh trầm cảm khởi nguồn từ đây!

 

Nguyên nhân gây trầm cảm khi đi du học là gì?

Nguyên nhân gây trầm cảm khi đi du học là gì?

 

Nguyên nhân gây trầm cảm khi đi du học là gì?

   Những nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm khi đi du học bao gồm:

Rào cản về ngôn ngữ

   Đây là một trong những lý do phổ biến gây trầm cảm khi đi du học. Để trúng tuyển đi du học ở bất kỳ đất nước nào, bạn cần phải có chứng chỉ ngôn ngữ của nước đó.

   Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiều trường hợp du học sinh cầm bằng chứng chỉ ngoại ngữ với điểm số cao nhưng vẫn không thể hòa nhập và tham gia vào các cuộc hội thoại của người bản địa.

   Những tiết học ở giảng đường với đông sinh viên nước bạn và giảng viên nói "nhanh như gió" trở thành nỗi ám ảnh với các du học sinh. Họ không hiểu thầy cô nói gì, cũng không thể diễn đạt điều mình suy nghĩ với người khác. Dần dần, thành tích học tập đi xuống, họ sợ đến lớp, không dám giao tiếp với người khác.

   Việc sinh sống, học tập tại một môi trường mới nhưng không thể nói chuyện, chia sẻ với những người xung quanh chính là lý do lớn nhất khiến nhiều người cảm thấy lạc lõng, cô đơn và buồn bã.

Chương trình học quá nặng

   Ở nước ta, gia đình có điều kiện thường tạo cơ hội để con cái học tập tại các nước hiện đại, phát triển. Ngoài ra, một số học sinh do “lười” thi đại học nên muốn tìm đến một đất nước khác để được trải nghiệm. Hoặc thậm chí, có những bạn nghĩ rằng khi đến một nơi mới, rời xa sự quản lý của bố mẹ thì có thể được tự do và thoải mái hơn.

   Tuy nhiên thực tế, các chương trình dành cho du học sinh thường sẽ khó và cần có sự nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Nhiều bạn cho biết, phương pháp giảng dạy của các giáo sư tại nước ngoài dường như khác hẳn so với Việt Nam. Theo đó, họ trở nên hoang mang, không thể bắt kịp tiến độ học tập.

   Lo sợ thua kém bạn bè, sợ bị đuổi học nên các bạn thường xuyên phải thức khuya học bài. Bởi vậy, họ dần trở nên mệt mỏi, căng thẳng tột độ.

 

Áp lực học tập khiến du học sinh dễ rơi vào trầm cảm

Áp lực học tập khiến du học sinh dễ rơi vào trầm cảm

 

   Như trường hợp của em Nam (18 tuổi) được bố mẹ cho đi du học tự túc tại Anh cho biết: “Em đã từng bị khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng sau đợt kiểm tra đầu tiên khi đi du học. Kết thúc kỳ thi, em sụt cân rất nhiều, người đờ đẫn, mệt mỏi và được chẩn đoán bị trầm cảm mức độ nhẹ”.

Kỳ vọng quá nhiều từ người thân

   Sự kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ cũng là nguyên nhân gây trầm cảm khi đi du học. Tại nước ta, phần lớn những người đi du học đều được gắn “mác” học giỏi, tài năng và có tương lai rộng mở. Thậm chí nhiều gia đình, dòng họ còn lấy chuyện đi du học của con cháu để trở thành những câu chuyện khoe khoang, làm hãnh diện cả gia tộc.

   Chính những điều này tạo áp lực vô hình cho các bạn du học sinh. Họ phải liên tục nỗ lực và cố gắng để học tập, để đạt được những thành tựu vẻ vang mang đến niềm tự hào cho cha mẹ, gia đình.

   Đặc biệt, khi kết quả học tập không tốt, họ cảm thấy xấu hổ, stress, lo sợ mọi người biết sự thật. Thậm chí, nhiều trường hợp khi về nước còn không dám đối diện với những người xung quanh, không muốn nghe lời nói từ bất kỳ ai.

Khó khăn về tài chính

   Bên cạnh những gia đình có điều kiện thì cũng có trường hợp gia cảnh khó khăn khiến các bạn du học sinh phải vừa học, vừa làm thêm để trang trải cuộc sống. Ban ngày phải đi học, tối đến lại đi làm, cộng thêm với việc liên tục suy nghĩ về các áp lực sinh hoạt, ăn ở, mua sắm, học tập sẽ khiến cho nhiều du học sinh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, cả về thể xác lẫn tinh thần. Thậm chí có những trường hợp gia đình khá giả, có điều kiện chu cấp đều đặn nhưng vì một biến cố nào đó dẫn đến khó khăn về tài chính cũng có thể khiến cho các bạn suy sụp tinh thần, dẫn đến trầm cảm.

 

Áp lực tài chính cũng khiến du học sinh mệt mỏi

Áp lực tài chính cũng khiến du học sinh mệt mỏi

 

Khác biệt về văn hóa

   Nhiều du học sinh không có điều kiện ở trọ một mình, phải sống tập thể ở ký túc xá hoặc ở ghép. Họ thường khó thích nghi với lối sống “thoáng” bên nước ngoài.

   Chẳng hạn như trường hợp du học sinh Xuân (18 tuổi) chia sẻ: “Sau khi sang Mỹ học tập, em phải ở ghép với các bạn. Họ thường xuyên tụ tập đông người ăn uống, vứt đồ bừa bãi, lại còn liên tục mang bạn trai về ngủ. Khi em nấu ăn, họ ca thán mùi đồ ăn Việt Nam khó chịu. Các mâu thuẫn cứ thế xảy ra”.

   Vừa áp lực học tập ở trường, khi về phòng lại không thoải mái, nhiều bạn cảm thấy ngột ngạt với môi trường mới. Thế nhưng, họ lại không tìm được người đồng cảm, muốn chia sẻ với bạn bè trong nước cũng khó vì lệch múi giờ. Dần dần, họ thu mình lại, chìm đắm trong cảm giác buồn bã, chán nản kéo dài.

   Khi bị trầm cảm, các du học sinh khó tập trung vào việc học, thậm chí bỏ bê. Theo đó, kết quả học tập sa sút, họ phải đối diện với nguy cơ đuổi học. Nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm tiến triển nặng còn khiến người bệnh nghĩ và thực hiện hành vi tự sát.

 

Cách vượt qua trầm cảm khi đi du học

   Người bị trầm cảm khi đi du học cần nhận thức được các vấn đề của bản thân, chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đơn vị hỗ trợ.

   Bạn nên chủ động đi thăm khám, điều trị với chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn giải tỏa được những suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực hơn.

   Nếu cần thiết, nhà trị liệu sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần để giảm các triệu chứng bệnh trầm cảm.

 

 Du học sinh bị trầm cảm nên chủ động thăm khám với chuyên gia tâm lý

Du học sinh bị trầm cảm nên chủ động thăm khám với chuyên gia tâm lý

 

   Điều quan trọng nhất là bạn cần quyết tâm cố gắng để thoát khỏi căn bệnh này bằng cách:

  • Cân nhắc đến việc thông báo, trao đổi với nhà trường về tình trạng của bản thân để nhận được sự hỗ trợ về mặt học tập, xin thêm tài liệu hoặc có người hướng dẫn để bắt kịp tiến độ so với bạn bè.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và chăm chút cho bản thân.
  • Tìm kiếm các hoạt động vui chơi hoặc bất cứ điều gì có thể giúp bạn giải tỏa cảm xúc, chẳng hạn như vẽ tranh, nuôi thú cưng hoặc khóc thật to… 
  • Thường xuyên vận động cơ thể, tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe thể chất và thư giãn tinh thần.
  • Mỗi ngày 30 phút thiền định sẽ giúp cho tâm trạng của bạn trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.
  • Chia sẻ cảm xúc của bản thân với gia đình, bạn bè, những người đáng tin cậy. Bạn hoàn toàn có thể liên lạc với họ thông qua Facebook, Zalo…
  • Viết nhật ký: Khi bạn khó chia sẻ với người khác thì hãy đặt bút viết ra những tâm tư của bản thân.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, tích cực bổ sung các loại rau củ quả tươi, tránh xa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

   Nếu các triệu chứng trầm cảm dần trở nên nghiêm trọng, tốt nhất bạn hãy tạm dừng việc học lại để tập trung điều trị bệnh. Bạn có thể trở về quê nhà, gặp gỡ người thân, bạn bè. Niềm vui đoàn tụ và những lời động viên của họ sẽ giúp bạn có thêm động lực vượt qua bệnh trầm cảm.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết nguyên nhân gây trầm cảm khi đi du học và cách vượt qua. Nếu cần tư vấn gì về tâm lý, mời bạn liên hệ đến tổng đài 0243.760.6666 giờ hành chính, các chuyên gia sẽ giúp đỡ bạn!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi