“Bạo lực lạnh” - Hành vi độc hại nảy sinh bệnh tâm thần

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta thường nghĩ rằng, bạo lực là các hành vi gây tổn thương về mặt thể xác, chẳng hạn như một người dùng tay đánh một người khác. Nhưng cũng còn có một dạng bạo lực kín hơn, khó nhận diện hơn đó là không hành động khi cần thiết, không đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thiếu trách nhiệm và bỏ mặc… mà chúng ta có thể gọi tên là bạo lực “lạnh”.

 

“Bạo lực lạnh” - Hành vi độc hại nảy sinh bệnh tâm thần.

“Bạo lực lạnh” - Hành vi độc hại nảy sinh bệnh tâm thần.

 

'Bạo lực lạnh' - hành vi độc hại nảy sinh bệnh tâm thần

   “Bạo lực lạnh” thường xuyên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày nhưng nhiều khi, cả người tiến hành bạo lực và nạn nhân của nó đều khó nhận ra điều đó.

   Như trường hợp của Thùy Linh, 29 tuổi, chị thường xuyên bị bạn trai tiến hành bạo lực lạnh trong 8 năm yêu nhau. Đặc biệt, chỉ vì tranh cãi về món quà mà trong lần sinh nhật gần nhất của cô, anh đã “biệt tăm” nhiều ngày, không tham gia sinh nhật cô, cũng không sao liên lạc được. Thậm chí khi Linh ốm, phải nằm viện, người yêu cô chỉ gọi điện hỏi thăm duy nhất một cuộc rồi lại “mất tăm mất tích”.

   Thời gian đầu, cô gái vô cùng căng thẳng, tìm mọi cách liên lạc không thành khiến tâm trạng bất an. Sau nhiều lần, Linh tự vấn lại bản thân: "Mình đã làm gì sai?", rồi chuyển sang trạng thái bị tổn hại lòng tự trọng, cuối cùng là khủng hoảng. Cô tự nhốt mình trong phòng, dày vò bản thân, suy nghĩ tiêu cực, đôi lúc có hành vi tự hại để giải tỏa.

   Cô khóc chủ động chia tay như một cách giải thoát, nhưng càng u uất hơn. Cô tìm đến chất kích thích, sau đó xuất hiện một loạt các triệu chứng mất ngủ, đau đầu, nói nhảm. Khi đi khám, Linh được chẩn đoán mắc trầm cảm.

    Cũng tương tự như Linh, chị Hoa (37 tuổi), cũng là nạn nhân của "bạo lực lạnh" khi chồng thường xuyên không giao tiếp với cô. Chị cho biết, chồng mình  thường xuyên không giao tiếp với chị, mỗi khi chị chủ động hỏi chuyện thì chồng cũng chỉ trả lời qua loa hoặc im lặng luôn. Những lúc như vậy, không khí gia đình vô cùng căng thẳng.

    Là vợ chồng nhưng lại như người dưng chung nhà, chị không biết chồng mình làm gì hay đi đâu, dù có nhắn tin hỏi thì chồng cũng không trả lời. Sự lạnh nhạt của chồng khiến chị Hoa mất ngủ, khóc thầm nhưng chồng không hay biết hoặc không quan tâm. Mặc dù chị đã nhiều lần góp ý nhưng tình trạng không có cải thiện gì.

    Điều này kéo dài nhiều tháng khiến Hoa nảy sinh các triệu chứng buồn bã, không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, suy nghĩ tiêu cực. Chị được chẩn đoán bị rối loạn lo âu.

   Trên đây là hai trong rất nhiều tình huống “bạo lực lạnh” trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể thấy “bạo lực lạnh” gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần của người chịu bạo lực, thậm chí có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu.

 

Bạo lực lạnh là gì?

   Bạo lực lạnh (Cold violence) là một dạng bạo lực tinh thần khá phổ biến bằng cách giữ im lặng và cắt đứt mọi hình thức giao tiếp, liên lạc với nạn nhân.

   Bạo lực lạnh hoàn toàn khác với sự im lặng để giải quyết vấn đề. Bởi im lặng giúp cả hai bên có thời gian xem xét vấn đề và quay lại giải quyết. Trong khi đó, người sử dụng “bạo lực lạnh” sẽ phớt lờ hoặc không quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của đối phương. Điều này để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần của người nhận.

   Bạo lực lạnh cũng khác với "chiến tranh lạnh". Chiến tranh lạnh là trạng thái khi có xung đột, mâu thuẫn, cả hai bên đều có thể chọn việc im lặng với đối phương như một cách "đáp trả", còn bạo lực lạnh chỉ mang tính một chiều, biểu thị bằng sự im lặng, thờ ơ, tránh né một cách vô cớ của một người trong khi phía còn lại có sự mong muốn giao tiếp.

 

Bạo lực lạnh gây tổn thương rất nhiều đến cảm xúc và lòng tự trọng của nạn nhân.

Bạo lực lạnh gây tổn thương rất nhiều đến cảm xúc và lòng tự trọng của nạn nhân.

 

   Bạo lực lạnh diễn ra trong những mối quan hệ thân thiết, có sự gắn bó và kết nối giữa các đối tượng như gia đình, người yêu, bạn bè.

   Đây được coi là một hành vi độc hại, gây tổn hại sâu sắc đến lòng tự trọng của người còn lại. Nạn nhân của bạo lực lạnh sẽ có xu hướng diễn biến tâm lý tiêu cực như đổ lỗi cho bản thân, cảm thấy áp lực trong mối quan hệ và luôn mong muốn làm vui lòng đối phương, từ đó dẫn đến sự lệ thuộc cảm xúc vào người tiến hành bạo lực. Người bị bạo lực lạnh cũng thường cảm giác căng thẳng, buồn bã, đau đớn, cảm thấy tổn hại lòng tự trọng, lâu dần dẫn đến mất kết nối trong mối quan hệ đó, nảy sinh các bệnh tâm thần như căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lo âu.

   Hầu hết nhóm chịu bạo hành lạnh là phụ nữ và những người gây ra thường là nhóm có học thức, địa vị. Họ ý thức được việc im lặng có thể khiến đối phương cảm thấy khủng hoảng, yếu đuối, phụ thuộc, từ đó dễ dàng kiểm soát.

 

Làm sao để đối phó với bạo lực lạnh?

   Để đối phó với bạo lực lạnh, các chuyên gia khuyên bạn nên:

Nhận biết được bản thân đã và đang bị bạo hành

   Sau khi đọc các dấu hiệu của bạo lực lạnh là gì ở trên thì chắc hẳn bạn đã nhận thức được phần nào. Do đó, bạn có thể biết được bạn hay chính người thân của mình có phải là nạn nhân của bạo lực lạnh hay không? Từ đó, bạn sẽ có cách giải quyết phù hợp và đúng đắn nhất để tránh những tổn thương không đáng có.

Lên tiếng vì chính bản thân mình

   Khi đã nhận thức được bản thân là nạn nhân của tình trạng bạo lực lạnh, bạn nên ra yêu cầu hoặc đề nghị đối phương dừng những hành động này lại.

Bạn  hãy giữ thái độ bình tĩnh, kiên quyết để yêu cầu đối phương giải quyết vấn đề, chấm dứt sự yên lặng. Bạn càng mềm mỏng, đối phương càng lấn tới nên hãy giữ thái độ thật cứng rắn.

Tìm sự giúp đỡ hoặc chấm dứt mối quan hệ

    Nếu cảm thấy mệt mỏi, ngột ngạt trong mối quan hệ, bạn có thể tìm lời khuyên từ những người mình tin tưởng, có thể là cha mẹ, bạn bè, hay người yêu. Chia sẻ những gì đã, và đang xảy ra trong mối quan hệ này với những người thân cận. Họ sẽ giúp bạn có những lời khuyên hữu ích để biết nên làm gì, và có nên tiếp tục hay không.

  Nếu tình trạng nặng hơn thì cần phải có sự can thiệp của bác sĩ trị liệu về mặt tâm lý. Thông qua trò chuyện, trao đổi sẽ giúp bạn được thoải mái và hiểu rằng lỗi lầm không phải do bạn gây ra. Đồng thời, bác sĩ trị liệu sẽ có những phương án giúp bệnh nhân ổn định lại.

   Nếu bạn không cứu vãn được thì nên chấm dứt mối quan hệ độc hại đó. Bạn nên tìm những mối quan hệ lành mạnh giúp tinh thần của mình phát triển theo chiều hướng tốt.

Chăm sóc và phục hồi tâm lý

   Những tổn thương do bạo hành lạnh gây ra cần được hỗ trợ, chăm sóc và chữa lành. Quá trình phục hồi sức khỏe tinh thần sẽ giúp nạn nhân lấy lại ý thức về giá trị của bản thân.

   Dưới đây là những phương pháp tốt cho nạn nhân bị bạo hành lạnh:

  • Tránh những vấn đề tranh cãi, căng thẳng trong cuộc sống, tập trung nghỉ dưỡng và ổn định sức khỏe.
  • Ăn uống, nghỉ ngơi một cách khoa học để bản thân được thư giãn.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Tham gia các chương trình giải trí, làm đẹp, học tập và rèn luyện nâng cao tinh thần.
  • Ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ, dành thời gian để chăm sóc nhiều hơn cho bản thân
  • Tôn trọng và yêu thương chính bản thân mình. Chỉ khi bạn trân quý chính mình, người khác mới không thể tổn thương bạn
  • Học cách bảo vệ bản thân trước mọi cám dỗ.
  • Sử dụng BoniBrain để giải tỏa căng thẳng, stress: BoniBrain giúp tăng nồng độ hormone hạnh phúc serotonin và dopamin nhờ các thành phần thảo dược, acid amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Điều đó sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu, buồn rầu, giúp tinh thần sảng khoái, hạnh phúc, tăng năng lượng.

 

Sản phẩm BoniBrain.

Sản phẩm BoniBrain.

 

   “Bạo lực lạnh” là một dạng bạo lực rất tinh vi, khó nhận biết nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tinh thần của nạn nhân, có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm và rối loạn lo âu. Vì vậy, mỗi chúng ta cần tự ý thức được việc bảo vệ bản thân. Đồng thời cũng cần hành xử văn minh hơn trong mọi mối quan hệ để không làm tổn thương bất cứ ai. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: bạo lực lạnh
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách tìm lại sự tự tin, hạnh phúc khi trầm cảm vì bị chồng bạo hành tinh thần

Cách tìm lại sự tự tin, hạnh phúc khi trầm cảm vì bị chồng bạo hành tinh thần

Trong mơ, có lúc tôi còn giật mình bật dậy vì nhớ ra có một khoản tiền chợ chưa ghi vào sổ. Thế là, tôi lại thao thức tới sáng với bao suy nghĩ ngổn ngang, nước mắt cứ chảy vòng quanh bên cạnh tiếng thở đều của chồng.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi