Kiệt sức vì đồng cảm: tình trạng thường gặp ở nhân viên y tế

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn có cảm thấy mình liên tục căng thẳng, choáng ngợp và luôn trong trạng thái kiệt sức không? Bạn có cảm thấy rằng mình luôn cho đi mà không nhận lại được bất cứ thứ gì không? Nếu vậy, rất có thể bạn đang bị kiệt sức vì đồng cảm (Empathy Burnout). Đây là một dạng kiệt sức đang dần trở nên phổ biến trong xã hội chúng ta.

 

Kiệt sức vì đồng cảm là gì?

Kiệt sức vì đồng cảm là gì?

 

Kiệt sức vì đồng cảm là gì?

   Kiệt sức vì đồng cảm là tình trạng kiệt sức phát triển do sự căng thẳng liên tục khi một người phải dành quá nhiều thời gian để tương tác, chăm sóc người khác, họ không có thời gian để chăm sóc bản thân mình.

   Tình trạng này thường gặp ở những người thường xuyên phải hỗ trợ và hướng dẫn về mặt cảm xúc cho người khác. Những người có nguy cơ kiệt sức vì đồng cảm cao nhất là nhân viên y tế, những người làm nhiệm vụ chăm sóc người khác (ví dụ như chăm sóc người thân bị bệnh) hoặc những chuyên gia tâm lý. Dù là hỗ trợ cảm xúc cho người khác trong môi trường cá nhân hay chuyên nghiệp thì việc thường xuyên chăm sóc sức khỏe cảm xúc cho người khác đều dẫn đến nguy cơ kiệt sức.

 

Các triệu chứng của sự kiệt sức vì đồng cảm

   Sự kiệt sức vì đồng cảm có thể ảnh hưởng đến cá nhân về cả mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc. Nếu không được giải quyết, sự kiệt sức này kéo dài dai dẳng dẫn đến các bệnh lý về cả thể chất và tinh thần như bệnh tim mạch, béo phì, rối loạn lo âu và trầm cảm.

   Các dấu hiệu của sự kiệt sức thường biểu hiện rõ ràng ở thái độ, mức năng lượng, sự nhiệt tình, các triệu chứng về thể chất và khả năng duy trì sự gắn kết trong các mối quan hệ.

    Các triệu chứng thường gặp của tình trạng kiệt sức vì đồng cảm là:

  • Thiếu năng lượng: Họ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, không muốn làm bất cứ điều gì, mất hứng thú với những điều từng yêu thích.
  • Rối loạn cảm xúc: Họ thường xuyên căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí  cáu kỉnh, dễ tức giận, mất bình tĩnh và không kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
  • Hoài nghi: Người bị kiệt sức vì công việc có xu hướng hoài nghi người khác và chính bản thân mình, ví dụ như nghĩ rằng mình vô dụng, cảm thấy bất lực.
  • Giảm sự tập trung, giảm hiệu suất công việc, điều này khiến họ lại càng thất vọng và kiệt sức hơn.
  • Suy giảm lòng trắc ẩn: Sự căng thẳng và mệt mỏi kéo dài khiến những người bị kiệt sức vì đồng cảm dần trở nên tê liệt cảm xúc, vô cảm và khó đồng cảm với người khác.

Ngoài ra, họ còn có một số dấu hiệu về thể chất sau:

  • Cơ thể suy nhược, thiếu sức sống, uể oải như không còn sức lực.
  • Thói quen ăn uống thay đổi, tăng hoặc giảm cân bất thường.
  • Sức đề kháng kém, dễ bị ốm hơn bình thường.
  • Đau đầu, choáng đầu
  • Thiếu ngủ, ngủ không sâu, mất ngủ
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa, huyết áp, tim mạch..

 

Người bị kiệt sức thường uể oải, thiếu năng lượng.

Người bị kiệt sức thường uể oải, thiếu năng lượng.

 

Nguyên nhân gây ra sự kiệt sức do đồng cảm

   Nhiều yếu tố có thể góp phần gây ra tình trạng kiệt sức vì đồng cảm, phần lớn liên quan đến việc hấp thụ quá nhiều những cảm xúc của người khác.

    Ngoài đặc thù nghề nghiệp, một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng kiệt sức do đồng cảm là:

  • Các sự kiện đau buồn: Các sự kiện đau buồn dễ khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp và căng thẳng, điều này khiến chúng ta rất khó tìm kiếm sự an ủi từ những điều xung quanh.
  • Tính độc hại của mạng xã hội: Việc liên tục thấy tin tức hoặc sự kiện xấu trên mạng rất dễ khiến mọi người cảm thấy kiệt sức sau khi thể hiện lòng trắc ẩn với những trường hợp gặp khó khăn khác.
  • Yêu cầu của xã hội: Kỳ vọng của xã hội đối với một người là duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục, giao lưu với bạn bè và ổn định tài chính - trong khi vẫn hỗ trợ những người thân yêu. Tất cả những kỳ vọng này khiến một người phải đối diện với nguy cơ kiệt sức.
  • Gánh vác thêm trách nhiệm: Việc đảm nhận thêm nghĩa vụ làm hài lòng người khác khiến bạn dễ bỏ qua các nhu cầu cá nhân.

 

Các cách để đối phó với sự kiệt sức do đồng cảm

   Dưới đây là một số mẹo để đối phó với tình trạng kiệt sức vì đồng cảm:

Thực hành tự chăm sóc cảm xúc

    “Lòng trắc ẩn của bạn sẽ không trọn vẹn nếu nó không bao gồm chính bạn.” - Jack Kornfield. Thực hành tự chăm sóc cảm xúc là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm khi đối phó với tình trạng kiệt sức đồng cảm. Chăm sóc cảm xúc nghĩa là đơn thuần chấp nhận và thấu hiểu những cảm xúc của bạn. Điều này có nghĩa là bạn cần hết sức nắm bắt và thỏa mãn những nhu cầu cảm xúc của riêng mình.

   Để chăm sóc cảm xúc của mình, bạn hãy lưu ý xem bạn đang cảm thấy thế nào – về mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc.

Đặt ra ranh giới lành mạnh

   Thiết lập ranh giới lành mạnh là điều quan trọng tiếp theo để tránh kiệt sức. Ranh giới lành mạnh sẽ khiến những người khác nhận ra giới hạn của bạn và những hành vi nào là “vượt qua ranh giới”.

Nâng cao chất lượng cuộc sống

   Nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ giúp bạn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Một số biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống là:

  • Đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày, nên đi ngủ sớm trước 11h để tinh thần luôn tỉnh táo và khỏe mạnh
  • Duy trì thói quen lập luyện thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe thể chất,  tự tạo ra các năng lượng tích cực.
  • Học các cơ chế ứng phó như thiền, yoga,... để đối mặt với căng thẳng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường rau xanh và các loại trái cây, hạn chế tối đa các loại đồ ăn nhanh không đủ chất.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh khi cảm thấy bản thân quá mệt mỏi, bạn nên tìm đến những người có kinh nghiệm, thành công để có thể có những lời khuyên hữu ích hơn.
  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để giúp tăng hormone hạnh phúc serotonin, dopamine, giúp giải tỏa tâm trạng, khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn, giảm bớt sự căng thẳng, kiệt sức trong công việc.

 

BoniBrain từ Mỹ giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng, kiệt sức.

BoniBrain từ Mỹ giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng, kiệt sức.

 

    Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng kiệt sức vì đồng cảm. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ người trưởng thành nào nhưng rất ít người kịp thời khắc phục.  Bạn hãy luôn yêu thương, coi trọng sức khỏe của chính mình và tự xây dựng lòng trắc ẩn với chính bản thân bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm vì chồng ngoại tình, tôi có nên tha thứ ?

Trầm cảm vì chồng ngoại tình, tôi có nên tha thứ ?

Chồng tôi hiện là trưởng phòng kỹ thuật, còn tôi sau khi lấy chồng xong thì ở nhà nội trợ, chúng tôi đã lấy nhau được 2 năm và hiện có một cháu bé được 5 tháng tuổi.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi