Những cách hữu hiệu giúp bạn đối phó với áp lực tại nơi làm việc

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta luôn phải đối diện với đủ loại áp lực khác nhau đến từ mọi mặt của đời sống. Ví dụ như: áp lực tiền bạc, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, hay thường gặp nhất là trong công việc.

   Chẳng có ai đi làm mà không phải chịu áp lực, từ quản lý cho đến nhân viên. Mỗi người sẽ có một cách để giải quyết áp lực và giữ sự cân bằng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số cách hữu hiệu để đối phó với áp lực tại nơi làm việc.

 

Những cách hữu hiệu giúp bạn đối phó với những áp lực tại nơi làm việc

Những cách hữu hiệu giúp bạn đối phó với những áp lực tại nơi làm việc

 

Điều gì gây ra áp lực tại nơi làm việc?

   Có thể nói, nhiều người đã coi áp lực công việc là một phần của cuộc sống. Cho dù là làm tự do hay trong một tổ chức, chúng ta đều sẽ gặp những khó khăn nhất định. Áp lực có thể bắt nguồn từ vấn đề nội tại của bản thân, hoặc là tác động của môi trường bên ngoài.

    Theo đó, các yếu tố gây ra áp lực tại nơi làm việc có thể kể đến như:

Do tính chất công việc

   Đây có lẽ là điều mà nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến áp lực tại nơi làm việc. Bất cứ công việc nào cũng có những áp lực nhất định. Tuy nhiên, một số công việc đòi hỏi người lao động phải có sự tỉ mỉ, chính xác tuyệt đối, vì chỉ cần lệch một chút thôi thì rủi ro hư hỏng, thậm chí là sẽ gặp phải tai nạn.

   Những công việc này luôn khiến họ phải tập trung cao độ, não bộ làm việc hết công suất, từ đó dẫn đến căng thẳng, stress. Bên cạnh đó, khối lượng công việc quá nhiều, thường xuyên phải tăng ca, làm việc ngoài giờ cũng sẽ gây nhiều áp lực.

Các vấn đề của bản thân

   Áp lực tại nơi làm việc có thể xuất phát từ chính vấn đề nội tại của bản thân mỗi người. Ví dụ, nếu chuyên môn kém, kiến thức không vững, kỹ năng, kinh nghiệm không có, thì sẽ rất vất vả để hoàn thành công việc, thậm chí là không đáp ứng được.

    Bên cạnh đó, áp lực cũng có thể đến từ việc bạn là một người hậu đậu, cẩu thả, qua loa, vô trách nhiệm, mắc lỗi nhiều, dẫn đến thường xuyên bị phạt hoặc phải đền bù thiệt hại.

    Đồng thời, nếu bạn là người hướng nội, khả năng giao tiếp hạn chế, ít giao lưu với đồng nghiệp hoặc là người tiêu cực, nóng tính, càm ràm, than phiền, thì sẽ khiến bạn gặp áp lực trong mối quan hệ với đồng nghiệp.

 

Thường xuyên phạm lỗi sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực

Thường xuyên phạm lỗi sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực

 

Căng thẳng từ đồng nghiệp, đối tác, khách hàng

    Cho dù là làm tự do hay trong một tổ chức, bạn sẽ đều sẽ có những người đồng nghiệp, đối tác, hay khách hàng. Bạn có thể phải làm việc với những người vô cùng khó tính, bảo thủ, không chịu tiếp thu, hoặc những người lười biếng, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm.

    Bên cạnh đó, cũng có những người cầu toàn, đòi hỏi, hay có những tiêu chuẩn cao đến mức vô lý. Có những người lại hay xét nét, để ý, săm soi, cằn nhằn, than thở, hoặc nóng tính, thường xuyên cáu gắt, thích tạo bè phái nói xấu sau lưng, xấu tính, thích “ chơi xấu”,... Làm việc chung với những đối tượng này sẽ khiến bạn phải chịu rất nhiều áp lực.

 

Áp lực tại nơi làm việc gây ra những ảnh hưởng như thế nào?

   Bất kỳ điều gì cũng có 2 mặt tích cực và tiêu cực, áp lực tại nơi làm việc cũng vậy. Trên thực tế, áp lực sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh, gia tăng năng suất lao động và giúp chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Không có áp lực thì không có kim cương.

    Tuy nhiên, cái gì quá thì đều không tốt. Nếu áp lực quá lớn và kéo dài quá lâu, thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Điều đầu tiên mà chúng ta có thể cảm nhận được chính là tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể suy nhược và các vấn đề liên quan đến thể chất.

   Tình trạng mệt mỏi, mất ngủ và trí nhớ suy giảm sẽ khiến cho bạn càng gặp nhiều khó khăn trong hoàn thành công việc. Từ đó, hiệu suất làm việc sẽ giảm, bạn có thể liên tục mắc sai sót và chậm trễ. Điều này sẽ khiến áp lực và căng thẳng ngày càng tăng lên.

   Căng thẳng không được giải tỏa, sẽ ngày càng lớn hơn và làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý. Ví dụ như: rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh,... Vì vậy, mỗi người cần tìm một cách để đối phó áp lực tại nơi làm việc, từ đó bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Áp lực quá lớn có thể dẫn đến trầm cảm

Áp lực quá lớn có thể dẫn đến trầm cảm

 

Làm cách nào để đối phó với áp lực tại nơi làm việc?

    Một số cách giúp bạn đối phó với áp lực tại nơi làm việc có thể kể đến như:

Tạm nghỉ một thời gian

   Nghỉ ngơi là cách đơn giản nhất để giảm tải áp lực, cân bằng lại tâm trạng, cảm xúc, và tái tạo sức khỏe. Nếu bạn đã phải trải qua một khoảng thời gian làm việc khó khăn, vất vả, mệt mỏi, thì hãy xin nghỉ một vài ngày, hoặc nghỉ phép dài ngày. Trong thời gian này bạn có thể đi chơi, đi du lịch cùng bạn bè và người thân.

Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học

    Tình trạng “làm mãi không hết việc” có thể đến từ cách sắp xếp các đầu việc và quản lý thời gian không phù hợp. Chính vì vậy, bạn hãy dành thời gian để lên kế hoạch làm việc, mục tiêu cần phải hoàn thành theo từng ngày, từng tuần, từng tháng. Làm việc có mục đích rõ ràng sẽ giúp bạn đỡ bận rộn hơn rất nhiều, và có thêm thời gian chăm sóc bản thân.

Không so sánh bản thân mình với người khác

   Không ít người phải chịu áp lực đồng trang lứa, luôn so sánh bản thân mình với bạn bè. Điều này dẫn đến áp lực và căng thẳng, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất lao động. Chính vì vậy, bạn nên ngừng so sánh bản thân mình với người khác, học cách chấp nhận và yêu công việc của mình.

Bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực bản thân

    Học thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng chuyên môn sẽ giúp bạn nâng cao năng lực của bản thân. Nhờ đó, bạn sẽ hoàn thành được công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn, giúp giảm tải bớt áp lực và có thêm thu nhập.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần học thêm các kỹ năng mềm nếu như đang thiếu sót về mảng này. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giải quyết bất đồng, mâu thuẫn,... là thứ rất cần thiết khi bạn làm việc ở bất cứ đâu.

 

Bạn hãy học tập, nâng cao kiến thức của bản thân

Bạn hãy học tập, nâng cao kiến thức của bản thân

 

Học cách từ chối và chia sẻ

   Với những người lười biếng, luôn ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, hay quá chi li, cầu toàn, bạn cần phải biết cách từ chối những đề nghị phi lý của họ. Việc để bản thân bị cuốn vào mong muốn không thực tế của họ sẽ chỉ làm bạn thêm bận rộn và áp lực hơn mà thôi.

   Đồng thời, bạn hãy học cách chia sẻ công việc, đừng ôm đồm quá nhiều thứ cùng một lúc. Nếu bạn là trưởng nhóm, thì hãy phân bổ đều các đầu việc cho từng thành viên, dựa theo năng lực của họ.

Chăm sóc sức khỏe của bản thân

    Dù công việc có căng thẳng, mệt mỏi, áp lực đến đâu, thì bạn vẫn cần chăm sóc tốt cho bản thân. Bởi lẽ, chỉ khi có sức khỏe tốt bạn mới có thể làm việc được một cách hiệu quả nhất. Do đó, bạn hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, đồng thời tránh xa các chất kích thích.

Sử dụng sản phẩm BoniBrain

    BoniBrain là sản phẩm của Mỹ, có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất serotonin và dopamin. BoniBrain giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, buồn rầu, chán nản, khiến bạn cảm thấy vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc, và có động lực. Với BoniBrain, tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ do lao động quá sức, lao động trí óc cường độ cao sẽ được cải thiện hiệu quả.

    Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về những cách đối phó với áp lực tại nơi làm việc. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Trầm cảm và mất ngủ - Làm sao để cải thiện?

Trầm cảm gây mất ngủ. Mất ngủ lại khiến bệnh trầm cảm nghiêm trọng hơn. Để cải thiện, bạn cần cải thiện đồng thời cả hai tình trạng này.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Bệnh trầm cảm gây rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ… thậm chí còn khiến người bệnh tự tử nên rất nguy hiểm.

Trầm cảm, sụp đổ vì sự ra đi của con

Tôi cứ đi vật vờ ngoài đường một cách vô định, trong đầu chỉ ngập tràn hình ảnh của Hương con gái tôi, sự nhớ nhung, yêu thương và cảm mặc cảm tội lỗi khiến tôi chỉ muốn biến mất khỏi cuộc đời này.

Trầm cảm cười là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Có 1 kiểu trầm cảm mà người bệnh tỏ ra cho người khác thấy rằng mình đang hạnh phúc, mãn nguyện, che dấu những nỗi buồn trong lòng bằng nụ cười bên ngoài. Đó chính là trầm cảm cười. 

Bí quyết vượt qua rối loạn lo âu, trầm cảm của người phụ nữ U70

Cô Nguyễn Thị Lý 64 tuổi, ở số 31 ngõ 1 tổ 1 phường Phú Lương, Ba La, quận Hà Đông, Hà Nội.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi