Đặc điểm tâm lý người cao tuổi có thể bạn chưa biết!

Mục lục [Ẩn]

 

   Dân gian thường nói “người già với trẻ con là một” để chỉ đặc điểm tâm lý người cao tuổi. Tính tình họ thay đổi thất thường, dễ cáu gắt và tủi thân. Nếu con cháu trong gia đình không hiểu rõ, động viên kịp thời, họ sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Đặc điểm tâm lý người cao tuổi có thể bạn chưa biết

Đặc điểm tâm lý người cao tuổi có thể bạn chưa biết

 

Đặc điểm tâm lý người cao tuổi có thể bạn chưa biết!

   Xã hội hiện đại nhiều áp lực từ công việc, tiền bạc khiến con người ta bận rộn. Bởi vậy, nhiều người thường mặc định trong đầu rằng người già chỉ cần ở nhà chăm sóc nhà cửa, bế con bế cháu là cũng đủ vui rồi. Thực tế không phải vậy, tâm lý người cao tuổi rất nhạy cảm, dễ tủi thân, giận dỗi, cảm thấy cô đơn, buồn bã, và họ cũng có những áp lực riêng, cụ thể: 

Ngồi thẫn thờ hoài niệm về quá khứ

   Quá trình lão hóa theo tuổi tác đã làm sụt giảm nghiêm trọng sức khỏe của người cao tuổi, gây ra rất nhiều hạn chế về khả năng hoạt động. Họ không thể xông xáo làm việc này, việc kia, chỉ cần động tay động chân một chút đã cảm thấy mệt mỏi.

   Họ thường có nhiều thời gian rảnh rỗi, ngồi thẫn thờ một mình. Lúc này, họ hay hoài niệm về quá khứ, nhớ lại những ngày tháng lao động bận rộn của bản thân hồi trẻ. Càng nhớ về ngày xưa, họ lại càng buồn phiền khi thời điểm hiện tại, mình vô dụng đến nhường nào. Theo đó, họ trở nên bực bội, dễ cáu gắt trong mọi việc.

   Khi con cái không hiểu, phàn nàn họ khó tính, họ lại càng suy nghĩ tiêu cực hơn. Họ cho rằng, mình không làm được việc nữa nên con cái nghĩ mình vô dụng… Tình trạng này khiến họ khó ngủ, chỉ nằm vắt tay lên trán và nghĩ về quá khứ, rồi lại buồn bã.

Cảm thấy cô đơn

   Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh về xương khớp, tim mạch,... hạn chế khả năng vận động khiến họ chỉ quanh quẩn trong nhà. Trong khi đó, con cái thì đi làm, cháu chắt lại đi học, nhiều người lại sống xa con cháu. Điều này khiến họ cảm thấy rất cô đơn, nhất là khi người bạn đời không còn.

 

Người già thường cảm thấy cô đơn

Người già thường cảm thấy cô đơn

 

   Trong nhiều gia đình, con cháu trong nhà vẫn quan tâm, hỏi han ông bà nhưng khoảng cách giữa các thế hệ khiến người già khó tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn. Buồn hơn, nhiều người già cũng không nhận được sự quan tâm của con cái.  

   Thực tế, cô đơn là đặc điểm tâm lý người cao tuổi phổ biến ở thành phố. Họ bị gò bó trong không gian nhà ở, chung cư, ít bạn bè đồng tuổi để chia sẻ nên dễ thấy cô độc. Còn ở quê, các gia đình hàng xóm vẫn giữ truyền thống tối lửa tắt đèn có nhau, người già cũng hay ra vườn tược dọn cỏ, tỉa cây nên cũng hạn chế được cảm giác tiêu cực hơn.

Dễ cáu gắt và tức giận vô cớ vì những điều nhỏ nhặt

   Trong gia đình, đôi khi, những câu nói của con cháu không hề có ý xúc phạm Thế nhưng, người già tâm lý nhạy cảm nên nghĩ rằng câu nói đó mang ý khinh thường nên họ dỗi, quát mắng.

   Chính tâm lý nhạy cảm mà họ nhìn nhận các vấn đề trở nên tiêu cực, dễ tức giận vì những thứ nhỏ nhặt không đáng. Đặc biệt, họ còn hay hờn dỗi, dễ mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình.

   Ngoài ra, người cao tuổi còn hay bị mất ngủ, cơ thể đau nhức, ê ẩm tay chân… Những vấn đề về thể chất cũng là yếu tố khiến tính tình họ dễ tức giận. Tình cách này làm con cháu cho rằng ông bà càng già càng cổ hủ, càng khó tính. Cuối cùng,  người trẻ không muốn tiếp xúc hay trò chuyện cùng ông bà.

Dễ thấy tủi thân và bi quan

   Đây cũng là đặc điểm tâm lý người cao tuổi rất thường gặp. Họ cực kỳ dễ tủi thân, rất nhạy cảm với lời nói. Bản thân họ thường cho rằng mình vô dụng, là gánh nặng của con cháu. Bởi vậy, họ luôn để ý lời nói của con cái và những người khác. Một câu nói vô tình từ con cháu cũng khiến họ buồn cả ngày.

 

Người già dễ tủi thân, buồn bã

Người già dễ tủi thân, buồn bã

 

   Đặc biệt, người già bị bệnh tật sẽ càng bi quan hơn. Mọi hoạt động, kể cả việc sinh hoạt cá nhân đều cần con cháu hỗ trợ khiến họ cảm thấy bất lực, xấu hổ. Nhiều người không thể làm những việc mình muốn, chỉ có thể nằm một chỗ nên rất tuyệt vọng, suy nghĩ “chết quách đi cho xong” xuất hiện ngày một nhiều hơn.

   Những đặc điểm tâm lý trên đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm ở người cao tuổi.

Luôn sợ ốm đau, bệnh tật

   Người già thường gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe như đau nhức xương khớp, bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ, mờ mắt… Cơ thể cũng thường xuyên bị đau nhức ê ẩm, ăn uống kém do răng ngày càng yếu.

   Ở cái tuổi “gần đất xa trời” này, không phải người nào cũng chấp nhận được việc mình đã già. Họ trở nên lo sợ cái chết, luôn ám ảnh về bệnh tật, lo lắng thái quá về các vấn đề về sức khỏe của bản thân.

   Họ tiếc nuối vì những việc chưa kịp làm, những dự định còn dang dở. Thế nhưng, càng lo lắng, họ càng không ngủ được, sức khỏe ngày một yếu hơn.

   Có thể thấy, tâm lý người cao tuổi dễ xuất hiện suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Nếu con cái không hiểu rõ, không chia sẻ kịp thời, họ sẽ có nguy cơ rơi vào rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Con cái nên làm gì để thân thiết hơn với người cao tuổi?

   Để thấu hiểu, chăm sóc ông bà tốt hơn, bạn nên:

  • Dành thời gian trò chuyện và chia sẻ với ông bà hằng ngày: Nếu bạn đang sống cùng ông bà, dù bận rộn đến đâu bạn vẫn nên dành thời gian cuối ngày để tâm sự, hàn huyên với họ. Còn nếu ở xa, bạn hãy duy trì liên lạc với ông bà bằng cách gọi điện thoại hay video call qua Facebook, zalo… 

 

Bạn nên dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với người già

Bạn nên dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với người già

 

   Nếu có điều kiện, bạn cũng nên về thăm, ăn cơm cùng ông bà thường xuyên. Việc này giúp an ủi tinh thần họ rất nhiều.

  • Động viên ông bà tham gia các hoạt động giao lưu kết bạn: Hiện nay, không chỉ ở thành phố mà cả các quận huyện, thị xã cũng đều có hội người cao tuổi. Bạn nên khuyến khích, vận động ông bà tham gia sinh hoạt để kết bạn, có người trò chuyện, cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ khác. Việc này sẽ giúp ông bà bận rộn hơn, tránh ngồi rảnh rỗi lại suy nghĩ tiêu cực, vừa giúp tinh thần người già vui vẻ, phấn chấn hơn.
  • Hướng dẫn ông bà sử dụng mạng xã hội hay các thiết bị công nghệ, chẳng hạn như chỉ cách bật tivi, dùng điện thoại mở youtube…
  • Lắng nghe và chú trọng lời nói hơn khi nói chuyện với người lớn tuổi, không tỏ thái độ khó chịu kể cả khi ông bà nói đi nói lại một vấn đề.
  • Tránh than vãn về các vấn đề sức khỏe hay chăm sóc ông bà trước mặt họ.
  • Khuyến khích, động viên ông bà luyện tập thể dục hằng ngày để nâng cao sức khỏe thể chất, tâm lý.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho người già.

   Như vậy, tâm lý người cao tuổi rất nhạy cảm, dễ xuất hiện cảm xúc tiêu cực. Nếu không được thấu hiểu, chia sẻ, động viên kịp thời, họ sẽ có nguy cơ rơi vào rối loạn lo âu, trầm cảm. Bởi vậy, chúng ta cần nói chuyện nhẹ nhàng, kiên nhẫn và tinh tế hơn với họ.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Áp lực thi cử - 9 cách giúp bạn vững bước để vượt qua

Trong những năm trở lại đây, tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh, sinh viên đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Một yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng này chính là từ việc học tập, nhất là trong giai đoạn thi cử, chuyển cấp.

Dấu hiệu nhận biết 6 loại trầm cảm phổ biến

Trầm cảm là một căn bệnh nghiêm trọng và đã đến lúc chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu bản chất của căn bệnh này để xóa bỏ đi sự kỳ thị khiến nhiều người bệnh phải chịu đựng trong im lặng.

Nhận diện và đối phó với 10 kiểu nuôi dạy con độc hại của các bậc cha mẹ

Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình.

Làm thế nào để giới trẻ cân bằng giữa việc học, công việc và cuộc sống cá nhân?

Thế giới luôn vận động và thay đổi từng giờ, từng phút. Muốn không bị bỏ lại, con người buộc mình phải học tập, làm việc không ngừng. Và để thực hiện được điều đó, nhiều khi thứ chúng ta mang ra đánh đổi chính là thời gian cho những nhu cầu hạnh phúc cá nhân của mình.

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì lo nghĩ chuyện con cái

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì lo nghĩ chuyện con cái.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi